Một Bí thư chi bộ "miệng nói tay làm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là ông Nguyễn Phú An-Bí thư chi bộ 1 (phường Đống Đa, TP. Pleiku). Năm nay, ông An có 36 tuổi Đảng và ngoài 60 tuổi đời.
 

Ảnh: T.N
Ảnh: T.N

Nằm ở địa bàn vùng ven thành phố, tổ 1 (phường Đống Đa) hiện có 175 hộ với 670 khẩu, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, lao động phổ thông và buôn bán nhỏ. Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Phú An luôn dành thời gian đến các hộ dân để thăm hỏi động viên bà con phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Bá Cường-Tổ trưởng tổ dân phố 1 nhận xét: “Ông Nguyễn Phú An luôn phát huy tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, miệng nói tay làm trong mọi công việc. Ông tích cực xây dựng mối đoàn kết trong tập thể chi bộ, tổ dân phố và các đoàn thể. Đồng thời, ông có lối sống giản dị, sâu sát địa bàn và gần gũi với nhân dân…”.

Chi bộ 1 hiện có 35 đảng viên. Với cương vị là người đứng đầu chi bộ, ông luôn chủ động khắc phục khó khăn, dành nhiều thời gian, công sức và nhiệt tình, bàn bạc cùng cấp ủy xây dựng kế hoạch làm việc sát với tình hình địa phương, lắng nghe các ý kiến góp ý của nhân dân, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch Đảng ủy, UBND phường giao. Để triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Thành ủy Pleiku về “Đầu tư chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020”, ông đã tích cực cùng cấp ủy, tổ dân phố, Ban Công tác Mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tổ đóng góp kinh phí mắc được 18 bóng điện chiếu sáng trên các trục đường trong khu dân cư. Đồng thời, vận động nhân dân và một số doanh nghiệp đóng góp gần 100 triệu đồng để sửa chữa và nâng cấp hội trường tổ dân phố, đáp ứng việc tổ chức hội họp và các sinh hoạt cộng đồng cho toàn thể cán bộ, nhân dân trong tổ.

 

Ảnh: T.N
Ảnh: T.N

Nhờ sự nỗ lực trong lãnh đạo của tập thể chi bộ, trong đó có vai trò ông An, việc thu nộp ngân sách cũng như các mặt công tác của địa phương đều đạt kế hoạch phường giao. Hàng năm, tổ dân phố 1 có 97% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Năm 2016, tổ đã được UBND TP. Pleiku công nhận tổ dân phố văn hóa năm thứ 4. Riêng chi bộ 1 đạt trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.

Trao đổi với P.V, Bí thư Đảng ủy phường Đống Đa Lê Thành Đồng nhận xét: “Thành quả đạt được trong công tác lãnh đạo của chi bộ 1 nhiều năm qua đều thể hiện rõ vai trò và sự đóng góp tích cực của đồng chí Nguyễn Phú An. Do vậy, đồng chí đã được Đảng ủy phường đề nghị cấp trên khen thưởng về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2012-2016)”.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null