Mong ước người thân quay về với dân làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi các đối tượng cầm đầu tà đạo “Hà Mòn” bị bắt giữ, lực lượng chức năng đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh xóa bỏ tà đạo. Hàng chục đối tượng lẩn trốn ngoài rừng đã về trình diện chính quyền và được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Mang Yang và Đak Pơ, Gia Lai  vẫn còn 8 trường hợp theo tà đạo “Hà Mòn” lẩn trốn ngoài rừng.
 Vợ chồng anh Lưh buồn rầu vì con bỏ trốn khỏi địa phương. Ảnh: L.A
Vợ chồng anh Lưh buồn rầu vì con bỏ trốn khỏi địa phương. Ảnh: L.A
Hơn 6 năm nay, kể từ ngày chồng là Brưk nghe lời bọn xấu theo tà đạo “Hà Mòn” trốn ra rừng hoạt động, chị En (làng Kret Krot, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) phải oằn mình gánh vác mọi công việc gia đình và chăm lo 4 đứa con. Nhiều lúc, chị tưởng chừng như ngã quỵ. Chị En nghẹn ngào cho biết: “Người trong làng mắc mưu bọn xấu trốn ra rừng đã trở về với vợ con, còn chồng tôi thì không tin tức gì, không biết giờ sống chết ra sao. Tôi không biết làm sao để đi tìm, mong chính quyền giúp đỡ đưa chồng tôi trở về”.
Cách nhà chị En không xa, chị Suy cũng lâm vào cảnh tương tự khi chồng là Lup theo tà đạo “Hà Mòn” lẩn trốn trong rừng. Năm 2012, khi Lup bỏ trốn, vợ chồng họ đã có 6 đứa con. Đến năm 2017, khi lên rẫy, chị En gặp lại chồng và có với nhau đứa con thứ 7. Đông con, việc rẫy không có người làm, cuộc sống của gia đình chị Suy ngày càng bế tắc. “Tôi đã gặp và gọi điện cho ông ấy nhiều lần rồi; lần nào cũng khuyên ông ấy về với vợ con đi, ở ngoài rừng làm gì cho đói khát, lạnh lẽo. Tôi cũng nói cho chồng tôi biết việc người trong làng quay về không ai bị bắt bớ, đánh đập mà còn được dân làng, chính quyền giúp đỡ làm ăn phát triển kinh tế. Vậy nhưng ông ấy chưa chịu nghe”-chị Suy buồn bã nói.
Cùng nỗi khổ khi người thân bị bọn xấu lừa phỉnh, từ nhiều năm nay, vợ chồng anh Lưh (làng Kret Krot, xã Hà Ra) không đêm nào yên giấc khi đứa con trai tên Yuit (SN 1994) trót theo tà đạo “Hà Mòn” bỏ trốn vào rừng chưa về với gia đình. Năm 2009, khi cuộc sống của dân làng Kret Krot đang yên bình thì tà đạo “Hà Mòn” như cơn gió độc nhanh chóng lây lan làm nhiều người mê muội bỏ việc rẫy, bỏ gia đình để đi theo. Yuit vốn ngoan hiền, siêng năng lao động phụ giúp gia đình thế nhưng vẫn bị bọn xấu lôi kéo theo tà đạo. Năm 2012, Yuit đã bỏ trốn khỏi địa phương. Từ đó đến nay, vợ chồng anh Lưh chưa một lần gặp lại con.
Không chỉ chị En, chị Suy mà hàng chục phụ nữ, trẻ em khác cũng rơi vào cảnh bơ vơ, khốn cùng khi chồng, cha của mình trót theo tà đạo “Hà Mòn”. Đa số họ đều có một mong ước chung là người thân sớm quay về với gia đình, buôn làng. Đây cũng là mong ước của cả dân làng. Bởi vì, thực tế họ đã thấy rõ, chỉ có những người từ bỏ tà đạo, quay về trình diện với chính quyền thì mới được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước. 
Đăng Thanh-Lê Ánh

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.