Mẹ đơn thân nên giúp con trả lời câu hỏi về bố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc trao đổi thẳng thắn về câu hỏi "bố là ai?" sẽ giúp trẻ không hoài nghi, tủi thân dẫn đến những hệ lụy xấu về tính cách, lối sống là điều mà các bà mẹ đơn thân cần cân nhắc.

 

Mẹ đơn thân nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, giải thích hoàn cảnh gia đình cho con hiểu. Ảnh nguồn: Pixabay.
Mẹ đơn thân nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, giải thích hoàn cảnh gia đình cho con hiểu. Ảnh nguồn: Pixabay.




Chủ động trò chuyện

Với sự tò mò, óc quan sát và sớm muộn gì trẻ nhỏ sẽ nhận biết sự khác biệt của mình với bạn bè khác, vì vậy việc đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của bố là điều dễ hiểu. Để con không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ, các bà mẹ đơn thân nên chủ động trò chuyện với con để tránh cho trẻ không gặp quá nhiều thắc mắc.

Tuỳ từng độ tuổi nên có những cuộc trò chuyện phù hợp, điều cần làm là nhẫn nại, chịu khó trả lời các câu hỏi mà con đặt ra và cùng tìm phương án thích hợp để giải quyết mọi khúc mắc trong lòng trẻ nhỏ.

Nhờ sự trợ giúp của người thân

Nếu như con thực sự thân thiết với người thân khác trong gia đình như ông bà ngoại, dì hay cô chú, các bà mẹ đơn thân có thể nhờ một phần sự trợ giúp. Phương án này sẽ đem lại hiệu quả trước một số vấn đề có thể bà mẹ đơn thân khó khăn trong việc giải đáp.

Hãy nhờ người thân tâm sự, thủ thỉ sẽ giúp trẻ hiểu ra từ từ để rồi chấp nhận câu chuyện.

Miêu tả câu chuyện bằng hoạt hình

Một trong những cách hiệu quả mà bà mẹ đơn thân nên thử áp dụng chính là diễn giải tình cảnh bằng hoạt hình. Hoạt hình luôn được trẻ con ưa thích nên bà mẹ đơn thân có thể dựa vào đó để miêu tả về hoàn cảnh gia đình, sẽ dần giúp bé ít nhiều dễ hiểu hơn.

Hoặc thiết thực hơn, trẻ hãy cùng con chơi một trò chơi nhập vai theo kịch bản, có thể phân vai cho con như bà, mẹ, anh chị em… để qua đó giúp con hiểu rằng, không phải bất cứ gia đình nào cũng hoàn hảo mà có nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải thích nghi trong cuộc sống.

https://laodong.vn/tham-thi/me-don-than-nen-giup-con-tra-loi-cau-hoi-ve-bo-817205.ldo
 

Theo Lê Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...