Với 1ha ao trồng hoa sen, chị Doãn Thu Hồng (27 tuổi, thôn Liên Hồ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ việc bán hoa, hạt sen cho người dân và các ngôi chùa tại địa phương.
Đến xã Liên Hà vào những ngày đầu tháng 6, thời điểm mà cả Tây Nguyên vẫn còn nắng hạn. Những ao hoa sen của chị Hồng thường ngày nước mấp mé dưới lá sen, nhưng nay cạn sát đáy để hở lớp bùn dưới đáy ao.
Cánh đồng hoa sen rộng 1ha của gia đình chị Hồng đang vào mùa thu hoạch rộ. Vào thời điểm hái nhiều, có ngày chị Hồng hái bán được hàng ngàn bông hoa sen. Sau đó, chị bán cho các ngôi chùa tại địa phương và người dân vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.
Chị Hồng ngắt những bông hoa sen đang "độ chín" để mang đi giao cho những người đặt hàng. Theo chị Hồng, vào thời buổi hiện nay, mọi thứ đều giao dịch, đặt hàng trên mạng thì việc bán hoa trở nên dễ dàng hơn. Chị Hồng không phải mang những bó hoa ra ngoài chợ ngồi mời chào người qua đường.
Thông thường, vào những ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, các ngôi chùa tại xã Liên Hà và các xã lân cận sẽ đặt hoa sen của gia đình chị Hồng. Đến ngày, chị Hồng sẽ hái hoa giao đến để các phật tử nhà chùa cắm trang trí.
Vào thời điểm mùa mưa hay nước lên, chị Hồng sẽ phải dùng thuyền để bơi ra giữa hồ hái hoa sen. "Giống hoa sen này được gia đình tôi trồng từ năm 2008. Năm đó, có người họ hàng từ ngoài Bắc vào mang theo một bó củ sen. Thấy mấy ao bỏ không, tôi mang những củ sen này dúi xuống bùn. 6 tháng sau đã có cây sen mọc lên. Hợp khí hậu nên sen lớn và lan ra rất nhanh, chỉ vài năm ba cái ao của gia đình tôi đã kín sen", chị Hồng nhớ lại.
Chị Hồng cũng cho biết, với 1ha ao sen của gia đình, chị không cần chăm bón. Nhưng cứ từ tháng 4 đến tháng 10 chị sẽ có một phần thu nhập riêng. Mỗi bông hoa sen sẽ được bán 1.500 đồng, ngoài ra chị Hồng còn tách những hạt sen non ra bán với giá 40.000 đồng/kg. Tính ra, chị không cần bỏ vốn ra với diện tích sen trên, mỗi năm chị Hồng cũng nhẹ nhàng thu hơn 50 triệu đồng từ các sản phẩm của sen.
Vào mỗi buổi sáng, chị Hồng sẽ hái hoa sen từ 6 - 8h rồi đưa đi giao cho những người đặt hàng. Những ngày không có đơn hàng, những bát hoa sen sẽ già, chị Hồng sẽ lấy tách hạt bán. Thời điểm nhiều hoa, chị Hồng thu được 20kg hạt sen non.
Một bông hoa sen nở giữa hồ khiến người xem sao xuyến, không thể không lấy điện thoại hay máy ảnh ra chụp hình, lưu lại làm kỉ niệm khi đến Liên Hà.
Trong phật giáo, hoa sen được xem là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên.
Hoa sen còn được chọn làm quốc hoa của đất nước Việt Nam tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.
Cánh đồng hoa sen của gia đình chị Hồng được trồng trên phần đất của đập thủy lợi Nông Trường 3. Phần đất này đã được nhà nước đền bù, tuy nhiên, người dân vẫn tận dụng để trồng các loại rau màu, hoa sen...
Rẽ hướng từ ngành ngân hàng sang nông nghiệp, anh Nguyễn Hoàng Thái (29 tuổi, ngụ Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) thành công với mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao.
Nghề sáng tạo nội dung số đang trở thành lựa chọn hàng đầu khi mạng xã hội (MXH) trở thành một phần trong đời sống của nhiều người. Xu hướng chọn nghề kiếm tiền từ MXH là một thực tế, thậm chí mang đến thu nhập “khủng”, tuy nhiên rất khó để đoán được xu hướng MXH sẽ dừng lại ở đâu.
Thời gian qua, Tỉnh đoàn Kon Tum đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần hiện thực hóa khát vọng lập thân, lập nghiệp cho hàng nghìn đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của tỉnh Gia Lai đã bước đầu hình thành và đi vào thực chất. Các hoạt động hỗ trợ cũng ngày càng chuyên nghiệp và phát huy hiệu quả.
Không chỉ giỏi chuyên môn, nổi bật trong nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Trương Văn Thủy, giảng viên trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột còn năng nổ, nhiệt huyết trong các hoạt động Ðoàn.
(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã thay đổi tư duy sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản. Cơ sở sản xuất cà phê đặc sản Pure coffee (tổ 5, thị trấn Chư Sê) của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng là một ví dụ điển hình.
(GLO)- Anh Xa Văn Quan-Phó trưởng thôn Cúc (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) là cán bộ luôn tận tâm, trách nhiệm với công việc. Anh đi đầu trong phát triển kinh tế hộ, tích cực tham gia công tác thiện nguyện, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
(GLO)- Tại làng Blang 2 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) có một xưởng cơ khí nhỏ nằm nép mình bên triền đồi. Chủ xưởng RChâm Suê (SN 1997) cùng câu chuyện khởi nghiệp từ nghề hàn của mình đang trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh niên nơi đây.
Nguyễn Hải Ly (30 tuổi), từng tốt nghiệp cao đẳng ngành kinh doanh tổng hợp tại Swinburne University of Technology (Úc) và có nhiều năm làm việc tại Úc. Thế nhưng, Ly lại chọn con đường đầy bất ngờ khi trở về Việt Nam, mở xe bánh mì trước nhà tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, các cấp bộ Đoàn-Hội trong tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ sinh kế, kết nối việc làm… nhằm tiếp thêm động lực cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên hành trình lập thân, lập nghiệp tại quê hương.
Ngày 27/4, đông đảo bạn trẻ đến từ các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tham gia cuộc thi thiết kế, dựng mô hình nhà chống thiên tai, bão lũ.
Tiến sĩ trẻ Trần Tuấn Sang - nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu công nghệ lượng tử và tiên tiến Queensland (QUATRI), Đại học Griffith, là người Việt duy nhất (tại Úc) được nhận tài trợ toàn phần của Viện Hàn lâm Khoa học Úc (AAS).
Hình ảnh lá cờ Tổ quốc, chiếc xe tăng 390 và cái tên Việt Nam được nhiều người làm bánh lan tỏa qua sản phẩm của mình trong dịp kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam.
Trong khi các đội khác tại Liên hoan phim sinh viên TP.HCM 2025 đều sở hữu lực lượng đông đảo và hùng hậu thì nữ sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM lại chọn con đường 'đơn phương độc mã'.
(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.
Không chọn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gần 1 năm nay, chị Lê Thị Lan - hội viên Hội Nông dân Phường Ngô Mây (thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) chọn cách nuôi cheo cheo để bán giống và thương phẩm.
Tiến sĩ Phan Tấn Lực, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường Kinh tế tài chính (Trường ĐH Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), là một trong 9 nhà khoa học tiêu biểu đầu tiên nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất của T.Ư Đoàn.
(GLO)- Những năm qua, Gia Lai chú trọng triển khai hoạt động tư vấn, kết nối, tạo điều kiện cho các dự án khởi nghiệp hình thành, phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn hòa chung vào hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia.
Mặc trang phục cosplay như những nhân vật trong truyện tranh hay phim hoạt hình của Nhật Bản, trò chuyện và chơi game với khách… là những công việc trong ca làm của các nhân viên tại một quán cà phê độc đáo ở đường Phước Hưng, Q.5 (TP.HCM).
Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu