Luật và cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 1. Năm 1994, Chính phủ có lệnh cấm đốt pháo. Từ đó trở đi, Tết bớt râm ran tiếng pháo nổ. Trẻ con, người lớn đều thấy thiếu đi niềm vui ngóng chờ tiếng pháo ngày Tết. Trong ký ức của nhiều người hẳn còn nhớ như in từng tràng pháo màu hồng. Tết hồi đó, nhà ai có pháo nổ to là xịn lắm.

Những ngày cuối năm 2007, có quy định người tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Người tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

Bắt đầu từ đêm 30 là pháo nổ đôm đốp, lép bép rồi rộ lên đì đoàng suốt những ngày sau đó. Ngày ấy, các phương tiện truyền thông chưa thống kê (hoặc có thể không đầy đủ) về những gia đình có người bị tai nạn do pháo nổ. Có những người mất Tết, có những gia đình đáng lẽ đón một năm mới đầy niềm vui thì phải gặp nhau trong bệnh viện. Hay tệ hơn, có gia đình phải để tang ngay ngày đầu năm mới. Rồi pháo bị cấm. Người luyến tiếc lên tiếng phản đối, người đồng tình ừ thì cấm đi cho an toàn. Vậy rồi chính sách cũng đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, năm ngoái, tôi có người bạn học cùng cấp II ngày 27 Tết phải chuyển đi TP. Hồ Chí Minh cấp cứu và vĩnh viễn mất đi mấy ngón tay vì pháo. Một người bạn làm bác sĩ khoa ngoại cũng cho hay: “Những ngày Tết, tụi mình phải can thiệp đến mười mấy ca nhập viện vì đốt pháo”.

2. Những ngày cuối năm 2007, có quy định người tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Khi đưa vào cuộc sống, quy định này cũng gặp không ít rào cản. Nhiều người cho rằng nó cứng nhắc, bất tiện. Cho đến hôm nay, nhìn vào dòng xe gắn máy lưu thông trên đường phố, hiếm lắm mới thấy có người tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm và xe máy đã trở thành bộ đôi không thể tách rời. Có hôm chạy xe máy quên đội mũ bảo hiểm thấy cứ kệch cỡm, giống như không mặc y phục đi ra đường. Việc đội mũ bảo hiểm giúp người dân an toàn hơn khi không may xảy ra tai nạn giao thông, tuy nhiên việc chấp hành tùy thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân.

3. Đầu năm 2020, dư luận lại được phen bàn tán xôn xao khi Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. Khỏi phải nói, từ bàn ăn, phòng khách đến quán cà phê, bàn nhậu và cả mạng xã hội đều sôi nổi bàn tán về vấn đề này. Họ bàn về mức xử phạt quá nặng, sự đối phó của dân nhậu khi tham gia giao thông, về văn hóa rượu bia… Tuy nhiên, riêng tôi cảm thấy khá phấn khởi. Dù ai cũng biết tác hại của rượu bia nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top những quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới. Rượu bia gây ra 200 căn bệnh về tiêu hóa, là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông, khiến con người ta hung hăng, không kiểm soát được hành vi. Biết vậy nhưng vì sao người ta vẫn sa đà vào rượu bia? Có lẽ ngoài việc thể hiện bản thân và nhu cầu giao tiếp thì nhiều người còn có phần nể nang, ngại từ chối. Vì vậy, không ít vụ việc đau lòng liên quan đến bia rượu vẫn đập vào mắt người xem truyền hình những ngày đầu năm…

4. Để luật đi vào cuộc sống đòi hỏi người dân phải có thời gian thích nghi. Người có ý thức chấp hành thì sẽ thực hiện ngay, nhưng dân chúng không phải ai cũng như vậy. Dịp Tết cổ truyền là kỳ nghỉ dài nhất trong năm nên mọi người cũng tiêu thụ lượng rượu bia nhiều hơn. Chính vì thế mà hậu quả do rượu bia mang lại dịp này cũng tăng lên đáng kể. Năm nay, Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ trước Tết nên nhiều người cũng bắt đầu tự đặt ra kế hoạch cho mình. Vậy là từ nay, mọi người sẽ có thêm lý do thoái thác khi đến những cuộc ăn uống, gặp gỡ. Từ nay mọi người sẽ nhìn mức phạt mà đắn đo khi nhấm vào ngụm chất cồn. Từ nay mọi người sẽ phải thay đổi hành vi để hình thành một thói quen mới lành mạnh hơn. Với nhiều người, việc thay đổi thói quen cần có thời gian tương đối dài, nhất là hành vi đó đã theo họ… quá lâu. Dù sao tôi cũng mừng vì những bợm nhậu sẽ ít có cơ hội thể hiện mình trên đường đua, nơi mà họ có khả năng gây mất an toàn cho người khác. Tôi chờ một sự thay đổi mạnh mẽ khi các phương tiện truyền thông vào cuộc góp phần giúp mọi người thay đổi nhận thức. Và cũng mong sẽ có nhiều người đồng tình với quan điểm trên.

 TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.