Lớp học đặc biệt của "ông giáo" vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một lớp học đặc biệt ở vùng biên giới Bình Phước do ông Ngô Tùng Bích (76 tuổi), giảng dạy đã duy trì được 10 năm nay.

Ngoài con em đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, trong lớp còn có học sinh khuyết tật theo học. Với tấm lòng nhân hậu, sự kiên trì, ông Ngô Tùng Bích đã truyền thụ cho học sinh vùng biên kiến thức và vốn sống quý báu.

 

Ông Ngô Tùng Bích hướng dẫn học sinh tại lớp học
Ông Ngô Tùng Bích hướng dẫn học sinh tại lớp học "đặc biệt" của mình.

Về vùng biên giới Bình Phước, ít ai nghĩ, lớp học đặc biệt của ông Ngô Tùng Bích ở ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp đã truyền thụ kiến thức cho hàng trăm em nhỏ ít có điều kiện đến trường. Ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là lớp học được gắn biển hiệu “Lớp học tình thương”. Ngày qua ngày, người ta chỉ thấy một ông giáo già cặm cụi trong căn nhà lợp mái tôn đang rèn chữ cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Ngô Tùng Bích cho biết: Khi thấy người dân địa phương rất khó khăn. Con em ở đây đa phần là người dân tộc thiểu số, không theo kịp các chương trình học hoặc nhiều cháu bỏ, trốn học, ông đã quyết định thành lập nên lớp học này. Nhớ mãi lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kêu gọi diệt giặc dốt cũng như diệt giặc ngoại xâm, ông tôi đã quyết tâm xây dựng lớp học này bằng cái tâm của mình để giúp đỡ các cháu.

Mặc dù ở cái tuổi xế chiều, hàng ngày, ông Ngô Tùng Bích vẫn miệt mài dạy chữ cho các cháu. Lúc đầu thành lập, lớp học chỉ có 3 lớp, với 4 em, đến nay đã có 30 em theo học. Nhiều em học đến lớp 2 và lớp 3 nhưng viết chữ, phát âm chưa thạo, ngay cả phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia cũng khó khăn. Với những nỗ lực của ông, nhiều em đã tiến bộ trong học tập.

 

Lớp dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
Lớp dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.

Lớp học đã thành lập được 10 năm, ông Bích không nhớ đã có bao nhiêu học trò đã "tốt nghiệp". Tuy nhiên, một điều ông có thể khẳng định rằng, các cháu đã theo kịp chương trình học với bạn bè cùng trang lứa ở trường học. Có những trường hợp trước đây nghỉ học vì học lực yếu nay đã có thể hòa nhập và trở thành học sinh khá, giỏi ở trường.

Em Ngô Thị Trúc Phương, học sinh lớp 8, ở ấp Tân Hòa chia sẻ: Em đã học cách đây 8 năm, ngoài tiếp thu những kiến thức, ông còn dạy thêm cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Em Đàm Thị Linh, lớp 5 ở ấp Tân Hòa cho biết, từ khi vào lớp tình thương này, ông đã bổ sung kiến thức giúp em tiến bộ hơn. Em rất vui vì lớp học đã giúp em và các bạn nắm vững hơn kiến thức sau giờ học ở trường.

Thấy được việc làm có ý nghĩa của ông Ngô Tùng Bích, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, huyện Bù Đốp đã hỗ trợ lớp học 20 bộ bàn ghế mới. Huyện ủy Bù Đốp kêu gọi các đoàn thể đóng góp được hơn 20 triệu đồng; xã Tân Tiến hỗ trợ 5 triệu đồng lợp lại mái tôn, che chắn xung quanh để các em yên tâm học tập.

10 năm gắn bó, duy trì lớp học, phần thưởng lớn nhất đối với ông Bích chính là thấy các em tiến bộ trong học tập, theo kịp bạn bè tại trường để có thể thay đổi tương lai sau này.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.