Lời tiên đoán cuối cùng của tiên tri mù Vanga: Tìm cô gái Việt mất tích qua ba viên đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà tiên tri mù Vanga cầm trên tay 3 viên đường của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, cảm nhận được năng lượng của anh truyền qua, bà tiên đoán về số phận của cô con gái anh Hoàng bị mất tích 20 năm.

Đó là ngày 11-8-1996, sau lời phán về số phận của cô gái Việt bị mất tích, nhà tiên tri Vanga trút hơi thở từ giã cõi đời và lời tiên đoán này được coi là tiên đoán cuối cùng của nhà tiên tri mù lừng danh thế giới.

Ai đã từng được nghe câu chuyện về Quỳnh Nga - cô con gái đầu của Nguyễn Huy Hoàng bị mất tích khi mới 13 tuổi, đều không khỏi xót xa. Và đau xót hơn nữa là suốt 20 năm qua, anh Hoàng không một ngày nào tắt hy vọng tìm kiếm con. Anh đã đi đến hang cùng ngõ hẻm của nước Nga rộng lớn này và rất nhiều vùng đất khác trên thế giới, để tìm con với niềm tin vào lời tiên đoán của Baba Vanga.

 

"Ngay cả việc thất lạc con gái cũng là số phận và tôi tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của tôi. Tôi vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hi vọng"…- nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng trải lòng.
"Ngay cả việc thất lạc con gái cũng là số phận và tôi tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của tôi. Tôi vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hi vọng"…- nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng trải lòng.

Nhà tiên tri mù gieo mầm hy vọng

Mùa hè khi Quỳnh Nga 13 tuổi, Nguyễn Huy Hoàng đã thực hiện lời hứa cho con gái đi du lịch sau khi cô bé đạt kết quả học tập xuất sắc. Nhưng thời điểm đó, vợ chồng anh đang gấp rút chuẩn bị tài liệu để bảo vệ luận án tiến sĩ. Khi nghe vợ chồng người bạn dự định đi du lịch ở thành phố biển Sochi, anh đã gửi con gái đi cùng. Anh không ngờ được rằng, hố đen cuộc đời mình bắt đầu từ chuyến đi định mệnh đó…

Ở Mátxcơva, giữa lúc đang quay cuồng vì luận án tiến sĩ, Nguyễn Huy Hoàng nhận được điện thoại từ Sochi của vợ chồng người bạn báo tin con gái anh đã mất tích. Chiều hôm đó, khi vợ chồng người bạn xuống tắm biển, Quỳnh Nga đã ngồi trên bờ nói chuyện với một người phụ nữ Nga. Lúc lên bờ, họ không thấy cô bé đâu nữa...

Ngay khi nhận được cuộc điện thoại ấy, Nguyễn Huy Hoàng vượt chặng đường dài hơn 2.000 cây số xuống Sochi tìm Quỳnh Nga. Tuần đầu, ban ngày anh lùng sục mọi chốn tìm con, khi đêm xuống anh đứng lặng trân trước biển. Cứ như vậy, anh không ăn, không ngủ, không buồn để ý đến bản thân mình. Đến khi tình cờ nhìn thấy mình trong một tấm kính ở cửa hiệu bên đường, anh đã thấy tóc mình bạc trắng.

Vợ chồng anh đã thuê một căn phòng ở Sochi sống tạm qua ngày để tìm kiếm con gái trong 6 tháng trời. Ở thời điểm đó, câu chuyện của anh Hoàng đã gây chấn động cả một vùng rộng lớn của nước Nga. Vùng biển Sochi không ngày nào ngớt những tàu, thuyền dò tìm dưới biển. Nhiều người đoán rằng, có thể cô bé đã bị sóng cuốn đi, hoặc đã bị bắt cóc.

Nhưng với anh, từ phút đầu tiên sau sự việc, anh vẫn tin rằng, con anh vẫn còn sống, dù những nỗ lực tìm kiếm của anh đều đi vào ngõ cụt. Cho đến khi cơ duyên giúp anh được biết đến nhà tiên tri mù Baba Vanga ở tận đất nước Bulgaria xa xôi, lời tiên đoán của bà đã gieo vào lòng anh niềm tin vững chắc cho đến tận bây giờ.

Hành trình đến với nhà tiên tri Vanga

 

Quỳnh Nga - con gái nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.
Quỳnh Nga - con gái nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.

Năm 1996, một người bạn của anh là nữ Hiệu phó của Trường Đại học Tổng hợp Sofia, Bulgaria, khi sang làm tiến sĩ Khoa học ở Trường Đại học Lomonoxop ở Nga đã biết được câu chuyện của anh. Người bạn này đồng thời cũng là bạn thân của người trợ lý của nhà tiên tri Vanga. Quá xúc động và đau lòng trước chuyện đời anh Hoàng, người bạn đã nhờ trợ lý của bà Vanga truyền đạt lại câu chuyện với nhà tiên tri.

Nguyễn Huy Hoàng kể, anh đã được nghe rất nhiều câu chuyện về nhà tiên tri nổi tiếng với những tiên đoán trước về số phận con người, nhưng được gặp bà là điều mà anh không tưởng đến. Nguyễn Huy Hoàng nói rằng, cuộc đời của bà Vanga đã chứa ẩn những điều kỳ bí. Bà Vanga sinh năm 1911, sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bulgaria.

Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó và đưa ra lời tiên tri đầu tiên vào năm bà 16 tuổi. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi

Với những khả năng phi thường nổi tiếng trên thế giới, Nguyễn Huy Hoàng tin rằng, bà sẽ tiên đoán được số phận của con gái Quỳnh Nga. Thời điểm đó, chỉ có những nguyên thủ quốc gia mới có cơ hội gặp nhà tiên tri Vanga. Nhưng khi nghe kể về câu chuyện của Nguyễn Huy Hoàng, bà Vanga đã cho vợ chồng anh một cuộc hẹn.

Ngày đó, việc đi lại của người Việt Nam từ nước Nga sang các nước khác vô cùng khó khăn. Phải vất vả lắm, vợ chồng anh mới xin được visa sang Bulgaria. Nhưng khi ra đến sân bay, ở cửa soát vé, anh mới ngã ngửa ra, nhân viên sứ quán Bulgaria đã quên không đóng dấu vào visa của vợ chồng anh.

Lại một lần nữa, anh tin vào duyên số, rằng, anh chưa có duyên để được gặp bà Vanga. Bất lực rời sân bay trở về nhà, con đường đó đi qua nhiều khu rừng hun hút, Nguyễn Huy Hoàng thấy bước chân mình, trái tim mình trĩu nặng…

Tìm con qua 3 viên đường

Không cầm lòng được trước nỗi đau khổ của Nguyễn Huy Hoàng, người bạn Bulgaria của anh một lần nữa đến nhờ bà Vanga. Nhà tiên tri đồng ý xem số phận cho con gái anh thông qua đồ vật. Theo lời chỉ dẫn của nhà tiên tri Vanga, Nguyễn Huy Hoàng lấy 3 viên đường (loại đường trắng, nén thành viên nhỏ, hay dùng để uống trà, cà phê ở các nước châu Âu), đặt vào lòng bàn tay mình.

 

Nhà tiên tri Vanga.
Nhà tiên tri Vanga.

Bà Vanga căn dặn: “Người cha phải truyền được năng lượng qua những viên đường đó”. Nhớ lời của nhà tiên tri, khi đặt 3 viên đường nhỏ trong lòng bàn tay, Nguyễn Huy Hoàng úp bàn tay còn lại lên, anh ngồi tĩnh lặng và truyền năng lượng. Cho đến khi bàn tay nóng ran, anh bỏ 3 viên đường vào một chiếc lọ thủy tinh, có nắp đậy kín.

Người bạn Bulgaria của anh cũng gợi ý anh nên gửi tặng bà Vanga một chiếc khăn choàng và một con búp bê làm quà. Bà Vanga rất thích khăn choàng của Nga, loại khăn được dệt bằng tay từ một ngôi làng có truyền thống 300 năm làm khăn ở vùng nông thôn nước Nga. Nguyễn Huy Hoàng đã tìm đến ngôi làng đó và chọn một chiếc khăn ưng ý tặng bà Vanga.

Sau đó, anh gửi lọ đựng 3 viên đường, cùng hai món quà tặng đến Sofia. Từ Sofia đến ngôi làng nơi Baba Vanga sinh sống mất chừng 200 km. Người bạn Bulgaria nghĩa tình của anh đã giúp anh đưa đến tận nhà và giao cho Baba Vanga.

Khi nhận được 3 viên đường anh Hoàng gửi, bà Vanga mở ra và đặt 3 viên đường trong lòng bàn tay mình, nắm chặt và cảm nhận được năng lượng của anh Hoàng truyền trong đó. Thông thường, khi tiên đoán số phận cho những ai trực tiếp đến gặp mặt, bà Vanga thường đốt nến làm lễ và cảm nhận năng lượng trực tiếp từ người đó. Tuy nhiên, khi đặt 3 viên đường của anh Hoàng gửi trong tay, bà Vanga tĩnh lặng trong giây lát, rồi bắt đầu tiên đoán. Những lời nói của bà lúc ấy đều do người trợ lý ghi lại và sau này gửi về cho anh Hoàng.

Bức thư của bà Vanga nói rõ: “Ta không thể nói cho anh biết anh sẽ tìm được con gái của anh như thế nào nhưng con bé vẫn còn sống. Và vợ chồng anh sẽ gặp lại con bé ở nước Nga”. Bà Vanga đã nhận chiếc khăn choàng như một món quà từ anh Hoàng, nhưng đã trả lại con búp bê như một món quà dành cho Quỳnh Nga sau này.

Theo lời người bạn Bulgaria, thời điểm đó bà Vanga đã rất yếu vì tuổi già. Sau khi tiên đoán số phận của Quỳnh Nga, nhà tiên tri qua đời. Người bạn Bulgaria của anh nói rằng, dường như đó là tiên đoán cuối cùng của nhà tiên tri mù.

Kể từ đó, anh Hoàng vẫn luôn hy vọng rằng một ngày nào đó, khi anh đang bước đi trên đường, như trong chuyện cổ tích, con gái anh sẽ xuất hiện trước mặt anh. Anh tin cuộc đời mình do số phận sắp đặt, ngay cả việc anh thất lạc con gái cũng là số phận và anh cũng tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của anh. Anh nói, anh vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hy vọng…

theo tinnhanh

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.