Lính biên phòng canh COVID-19 ở 'phên giậu' phía Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người lính biên phòng đang căng sức kiểm soát biên giới Tây Nam Bộ, ngăn người vượt biên trái phép có thể lây lan dịch bệnh nguy hiểm.

Lực lượng biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đi tuần tra đêm biên giới - Ảnh: BỬU ĐẤU
Lực lượng biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đi tuần tra đêm biên giới - Ảnh: BỬU ĐẤU
Mùa lũ tới, khả năng nước ngập các lán trại biên phòng biên giới. Bộ chỉ huy đã xây dựng 5 chốt vượt lũ, nhưng đề nghị xây dựng thêm các chốt cố định hơn để anh em an tâm phòng chống dịch.
Đại tá Bùi Trung Dũng
Tiếng máy nổ xé nát không khí đêm biên giới. Theo kênh Cây Dương vắt qua hai nước Việt Nam - Campuchia, chiếc tắc ráng tăng tốc về hướng nước bạn, chở theo những người lén lút né chốt kiểm soát của lực lượng chấp pháp biên giới.
Sổ mũi, nhức đầu là... sang Việt Nam
Khi ranh giới hai nước chỉ còn đếm bằng bước chân thì lính biên phòng bất ngờ xuất hiện chặn nhóm người trên chiếc tắc ráng định vượt biên. Kẻ tổ chức vượt biên cũng là người lái tắc ráng đảo chân vịt đang quay nguy hiểm về phía lính biên phòng. Nhưng đã muộn, những người trên tắc ráng đã bị khống chế gọn.
Đó là một trong những lần chiến sĩ Đồn biên phòng Tịnh Biên, An Giang ngăn chặn đưa người vượt biên trái phép. Kẻ tổ chức là một gã nghiện vốn nhẵn mặt ở biên giới.
"Đủ lý do để họ lén vượt biên. Khi bị phát hiện, người thì nói đi làm ăn, người lại sang Việt Nam trị bệnh... Mình phát hiện giao cho nước bạn xử lý công dân họ, còn lại thì mình đưa đi cách ly..." - đại úy Phạm Minh Hồng, phó trưởng Đồn biên phòng Tịnh Biên, chia sẻ.
Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên là một trong những cửa ngõ tấp nập nhất tuyến biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia của tỉnh An Giang. Chạy dài một vùng đồng trũng là kênh rạch chằng chịt nối liền hai nước.
Nếu bên thị trấn Tịnh Biên với chợ búa sầm uất, các điểm giao dịch hàng hóa nhộn nhịp thì bên kia ở dưới chân núi Thăm Đưng (xã Pnum Den, huyện Krivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia) là những casino, trường gà, các kho hàng chực chờ tuồn qua biên giới. Trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, những chuyến xe hàng, xe khách, khách du lịch, tay chơi... qua lại nhộn nhịp.

Chiến sĩ biên phòng phải luôn tỉnh táo để kiểm soát chặt biên giới đêm - Ảnh: BỬU ĐẤU
Chiến sĩ biên phòng phải luôn tỉnh táo để kiểm soát chặt biên giới đêm - Ảnh: BỬU ĐẤU
Đặc biệt, hai bên "cánh gà" là những đường mòn, lối mở người dân qua lại hằng ngày. "Phên giậu" biên cương đôi khi chỉ là bờ ruộng mà bình thường người dân hai nước có thể chia nhau ly nước, chén cơm.
Dân biên giới cũng không lạ gì cảnh cửu vạn cõng hàng lậu vượt biên tháng hạn. Mùa mưa, những chiếc tắc ráng lại chạy như bay trên những đường nước vắt qua biên giới.
Đến khi mệnh lệnh kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ngay từ cửa khẩu được chính phủ hai nước ban hành thì tình trạng ấy có chút thay đổi, một phần hàng lậu lại được thay bằng... người.
"Vận chuyển người sang biên giới nếu bị bắt cũng không mất vốn. Nhưng lỡ có người mang bệnh lọt qua là báo hại lắm, đỡ không nổi đâu..." - M.H., một đầu nậu ở biên giới, cho biết và khẳng định mình không bao giờ làm chuyện này.
Đại úy Phạm Minh Hồng kể khi biên giới bình yên, dân hai bên qua lại làm ăn là chuyện hằng ngày. Thậm chí người bên đây sang bên kia thuê đất làm ruộng, bẫy chuột, bắt cá... Còn nhiều người Campuchia lại có thói quen sổ mũi, nhức đầu là sang tìm bác sĩ Việt. Nên lệnh cấm qua lại ít nhiều tác động lên thói quen của người dân hai bên.
136
Đó là tổ công tác ven biên giới của lực lượng biên phòng tỉnh An Giang.
Biên cương trong tầm mắt
"Dịch bệnh thì ở đâu cũng lo. Người ta lén sang Việt Nam phần nhiều vì tin bên đó bác sĩ giỏi. Dân Campuchia khi có điều kiện lại sang Việt Nam trị bệnh. Còn người bên Việt Nam qua Campuchia là do công ăn chuyện làm..." - anh Kim Minh (Kampongluong, huyện Krako, tỉnh Pursat, Campuchia) lý giải vì sao biên giới hai bên đóng cửa vẫn có người tìm cách lén lút qua lại.
Bên chiếc chòi trên mô đất giữa biên giới đầy nắng gió, thượng úy Nguyễn Phước Tới (đội trưởng đội phòng chống ma túy và tội phạm Đồn biên phòng Tịnh Biên) chỉ những đường nước chảy vắt qua biên giới Việt Nam - Campuchia và cho biết nhấp nhô bên tán cây, bờ lau sậy kia là các chiếc lều che tạm làm nơi trú mưa của lính biên phòng trong những ngày căng sức kiểm soát biên cương, chống dịch.
"Bên đó là chốt số 6, có trung úy Dương Ngọc Anh và đồng đội đang canh giữ. Kia là chốt số 4, kênh Tư Mèo..." - thượng úy Tới nói. Đồng thời cho biết chỗ anh và đồng đội đang đứng có thể tạm gọi là tươm tất hơn một tí, nhưng cũng chỉ là những mái tôn che hờ và vách bạt rách tươm.
Nơi này trước đây hộ dân dựng lên để sống bằng nghề câu, lưới. Sau dân được đưa vào tuyến dân cư vượt lũ nên để lại cái chòi để bộ đội biên phòng tận dụng làm chốt kiểm soát.

Tổ công tác số 13 của Đồn biên phòng Tịnh Biên trao đổi khi giao ca - Ảnh: BỬU ĐẤU
Tổ công tác số 13 của Đồn biên phòng Tịnh Biên trao đổi khi giao ca - Ảnh: BỬU ĐẤU
"Cứ vài trăm mét lại có một chốt biên phòng kiểm soát. Chúng tôi túc trực 24/24 giờ, cố gắng để người qua lại biên giới đều trong tầm mắt... Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều tai mắt từ người dân biên giới. Hễ thấy người lạ là người dân lại gọi báo xã, biên phòng" - đại úy Hồng nói và cho biết ban đầu việc hạn chế đi lại khu vực biên giới để chống dịch khiến nhiều người không hiểu, thắc mắc.
"Phát hiện người đi bẫy chuột, giăng cá ban đêm, mình yêu cầu quay lại cũng bị cự nự. Nhưng sau khi mình phổ biến cho người dân bằng hai thứ tiếng, họ hiểu và chấp hành rất tốt. Giờ chỉ khó là dân từ nơi khác đến. Những vụ phát hiện khi chuẩn bị qua lại biên giới cũng là dân từ nơi khác đến..." - đại úy Hồng cho biết.
Ở cửa khẩu, những chuyến xe chở hàng vẫn chậm rãi qua lại biên giới. Chỉ có điều khi tới biên giới, tài xế tạm thời bị cách ly. "Mình phải làm sao để phòng chống dịch hiệu quả mà đời sống người dân ít bị ảnh hưởng" - đại úy Hồng nói.
Khi chúng tôi có mặt, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đang giữ hàng chục người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. Đây là số người bị phát hiện nhập biên trái phép vào cửa khẩu Long Bình, xa hơn là đồn Vĩnh Xương, Vĩnh Gia... Họ tìm cách vào Việt Nam và đã bị hàng rào biên phòng ngăn lại. Người khai tìm việc làm, người khai đi trị bệnh, thậm chí có người khai vượt biên trái phép chỉ để... đi chơi.
Thiếu tá Trương Quốc Hưng - phó đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - cho biết đồn quản lý đường biên dài 9,2km và đã thành lập 22 tổ công tác ven biên giới. Từ đầu mùa dịch đến nay, đơn vị đã phối hợp bắt giữ 19 người xuất nhập cảnh trái phép.
Trong đó xử phạt vi phạm hành chính 9 người, cảnh cáo 3 người, đưa đi cai nghiện 1 người. Đặc biệt, đồn đã trả lại phía Campuchia 4 người nhập cảnh trái phép và đưa đi cách ly y tế tập trung 2 người.
Ngày qua ngày, dịch giã vẫn đang diễn biến phức tạp. Những người lính áo xanh vẫn đang bền bỉ canh giữ biên cương phía Nam.
Bắt giữ người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
Đại tá Bùi Trung Dũng - phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng An Giang - cho biết từ đầu năm đến nay, lực lượng biên phòng An Giang đã phát hiện 5 vụ với 23 người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép và phạt tiền 20 trường hợp, cảnh cáo 3 trường hợp. Đuổi quay lại Campuchia 6 người, còn lại 17 người đưa đi cách ly y tế.
Nguyên nhân chính là phía Campuchia có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm nhà hàng, khách sạn, casino... nên nhu cầu lao động là người Trung Quốc rất lớn.
TIẾN TRÌNH - BỬU ĐẤU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null