Emagazine

Liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững: Đôi bên cùng hưởng lợi

E-magazine Liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững: Đôi bên cùng hưởng lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Huyện Chư Pưh từng là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh với diện tích xấp xỉ 3.000 ha, mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do thiên tai, dịch bệnh và giá hồ tiêu xuống thấp khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh nợ nần. Hiện toàn huyện còn khoảng hơn 1.300 ha hồ tiêu kinh doanh.

Trước thực tế này, năm 2018, Công ty Trường Thịnh phối hợp với ngành chức năng huyện Chư Pưh xây dựng Dự án liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững. Trong đó, Công ty hỗ trợ người dân lấy mẫu đất phân tích; tập huấn kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt; hỗ trợ dụng cụ và thiết bị an toàn trong quá trình sản xuất. Sản phẩm làm ra được Công ty bao tiêu theo hướng có lợi cho nông dân.

 
 

Ông Trần Vĩnh Phong (thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa) cho biết: Nhóm chúng tôi có hơn 30 hộ liên kết với Công ty Trường Thịnh để sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững. Hàng năm, các thành viên được cán bộ của Công ty tập huấn kỹ thuật canh tác mới để nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu. Mỗi thành viên của nhóm có sổ ghi chép nhật ký với đầy đủ thông tin về lịch tưới nước, bón phân, sử dụng công lao động… Từ đó, ý thức sản xuất của các hộ được nâng cao, tuân thủ nghiêm quy trình canh tác do Công ty đưa ra. “Trước đây, tôi thường bón phân hóa học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên vườn hồ tiêu bị bệnh. Qua gần 4 năm canh tác theo phương pháp hữu cơ, 2 ha hồ tiêu của gia đình tôi đã phát triển ổn định trở lại. Vừa rồi, tôi thu hoạch được 10 tấn hồ tiêu khô đảm bảo các tiêu chuẩn mà Công ty đưa ra. Năm ngoái, giá hồ tiêu thấp mà tôi còn hòa vốn. Năm nay, giá tăng gấp đôi, tôi bắt đầu có lợi nhuận”-ông Phong nói.

 

Còn ông Phan Thanh Hoàng (cùng thôn) thì cho hay: “Năm ngoái, tôi bắt đầu liên kết với Công ty Trường Thịnh sản xuất 8 sào hồ tiêu theo hướng bền vững. Tôi thực hiện theo quy trình mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, ít sử dụng phân hóa học mà dùng các hoạt chất nằm trong danh mục cho phép của cơ quan chuyên môn, đồng thời tận dụng nguồn phân chuồng của gia đình, giữ cỏ dưới gốc hồ tiêu... nên giảm được chi phí đầu tư. Vừa rồi, tôi thu hoạch được 1,9 tấn hồ tiêu khô. Tôi bán cho Công ty 1 tấn với giá 78 ngàn đồng/kg, cộng thêm các khoản khuyến khích trồng hồ tiêu sạch, sau khi trừ chi phí đầu tư và công hái còn lãi 60 triệu đồng”.

Sau gần 4 năm liên kết, đến nay, huyện Chư Pưh có 319 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu bền vững theo quy trình mà Công ty Trường Thịnh đưa ra với diện tích 470 ha. Tính đến cuối tháng 12-2020, Công ty đã thu mua 1.900 tấn hạt tiêu khô của các hộ tham gia Dự án, trong đó có hơn 155 tấn canh tác theo quy trình bền vững, 66 tấn đạt yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như truy xuất nguồn gốc đến từng nông hộ.

 

Ông Nguyễn Trần Trung Ngôn-Trưởng Dự án liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững (Công ty Trường Thịnh) cho hay: Dự án đã dần làm thay đổi tập quán sản xuất của người trồng hồ tiêu. Hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn cho người dân. Đặc biệt, Dự án giúp nông dân tiếp cận phương pháp canh tác mới phù hợp với điều kiện hiện nay, tránh đầu tư không cần thiết.

 
 

Theo ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, thời gian qua, việc Công ty Trường Thịnh triển khai Dự án liên kết sản xuất hồ tiêu bền vững là tín hiệu rất lạc quan, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hồ tiêu sạch. “Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện cùng các xã, thị trấn tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp triển khai xây dựng vùng sản xuất hồ tiêu bền vững, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục quan tâm mở rộng thêm hộ dân liên kết, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, có cơ chế hỗ trợ hộ nghèo, kiểm soát tốt chất lượng giống hồ tiêu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Đặc biệt, về lâu dài, chúng tôi đề xuất Công ty nên xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu tại huyện để chế biến sâu, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần phát triển hồ tiêu bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp”-ông Thái thông tin.


 

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.