Lào: Đất lành của lao động trẻ Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Môi trường sống bình yên, cơ hội kinh doanh dịch vụ rộng mở và thu nhập cao là những gì mà lao động Việt đang tìm thấy ở Lào
Trong xu hướng hội nhập sâu rộng, lao động Việt đã tìm đến các nước bên ngoài lãnh thổ để mưu sinh, lập thân lập nghiệp. Nằm sát vách Việt Nam, Lào những năm gần đây đã thu hút rất đông người Việt sang làm việc.
Đa số lao động Việt sang Lào tuổi đều trẻ và tay nghề cao nên nhanh chóng có được vị trí công việc cũng như mức thu nhập tương xứng trên đất nước triệu voi. Những ngày đầu tháng 3-2019, phóng viên Báo Người Lao Động đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại một số địa phương của Lào có đông lao động Việt để có cái nhìn trực quan, cận cảnh về đời sống, việc làm của họ.
Lập nghiệp trên đất bạn
Chúng tôi đón chuyến xe khách tuyến Pleiku (Gia Lai) đi Pakse, tỉnh Champasak (Lào). Xe rời bến lúc 7 giờ trong không khí se lạnh của núi rừng Tây Nguyên chở theo khá đông bạn trẻ người Việt sang Lào. Bắt chuyện với bạn Lê Ngọc Duy Thanh, quê Quảng Bình, tôi được biết đây là năm thứ 2 Thanh làm việc ở Lào và còn hơn tháng nữa là Thanh bước sang tuổi 23. Thanh kể ở quê khá khó khăn nên vào Gia Lai làm rẫy cho người quen, được gần 1 năm thì xin nghỉ để sang Lào thăm bạn. Sang Pakse, thấy bạn mở tiệm rửa xe và làm ăn được nên Thanh quyết định ở lại cùng làm. "Ở Pakse, dân đi ôtô nhiều nên nghề rửa xe rộng đất sống. Tôi và bạn cùng 5 lao động khác - có cả người Lào và Việt - làm việc từ sáng sớm đến tối mịt để phục vụ khách hàng. Nếu tính bình quân thu nhập thì với lao động phổ thông như tôi, ở Lào tôi có mức lương cao hơn khoảng 1,5 lần nếu làm cùng vị trí ở Việt Nam. Tôi và bạn đang có kế hoạch mở tiệm thứ 2 và cũng định hướng phát triển thành salon làm đẹp ôtô theo hướng chuyên nghiệp" - Thanh chia sẻ.
Nguyễn Thị Kim Nga (đứng), đang buôn bán tạp hóa tại chợ Talat lacxam, tỉnh Attapeu
Câu chuyện của Thanh khiến chúng tôi tò mò về đời sống việc làm của lao động Việt trên đất Lào anh em. Nhưng nơi Thanh đang làm còn cách nơi chúng tôi đặt chân đến hơn 200 km. Chúng tôi hẹn gặp lại Thanh ở Pakse bởi điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là "thủ phủ" của người Việt tại Lào: tỉnh Attapeu. Nơi đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đặt đại bản doanh và tất nhiên thu hút một lượng lao động khá đông người Việt sang làm việc, sinh sống tại vùng đất Nam Lào còn hoang sơ này.
Chúng tôi gặp Đào Quang Huy tại bản Conghan, huyện Samakkhixay, tỉnh Attapeu. Năm nay mới 21 tuổi nhưng Huy đã có gần 3 năm kinh doanh tại đây. Chàng trai trẻ quê Hà Tĩnh này cho biết sau khi học xong THPT, thay vì học tiếp, Huy chọn con đường kinh doanh để thỏa mong ước bôn ba khắp chốn để tìm kiếm con đường lập nghiệp vốn là đam mê từ nhỏ của anh. "Ai cũng có hướng đi riêng của mình. Việc tôi chọn Lào làm điểm đến để khởi nghiệp được bạn bè, người thân ủng hộ trong lo lắng nhưng tôi đã chứng minh cho họ thấy việc kinh doanh buôn bán ở Lào có nhiều cơ hội hơn. Chỉ sau 1 năm bán tạp hóa ở đây, tôi đã hoàn trả hết số vốn ban đầu khoảng 150 triệu đồng và còn dư chút đỉnh để tiếp mở rộng quy mô" - Huy cho biết. Bây giờ thì cửa hàng của Huy đã cung cấp gần như đầy đủ nhu yếu phẩm hằng ngày cho cả cái bản gần 5.000 dân này.
Khi chúng tôi hỏi bằng cách nào gây dựng được uy tín của mình trên một nước khác, Huy cho rằng phải học tiếng bản địa và tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. "Kinh doanh ở Lào phải trọng tình cảm, coi người dân bản xứ như người thân, có như vậy họ mới tìm đến ủng hộ mình" - Huy bộc bạch. Người Lào lâu nay thích sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan, song trong thời gian gần đây đã chuyển sang dùng hàng Việt vì giá rẻ mà chất lượng không thua kém. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng ấy của người bản xứ có đóng góp không nhỏ của những người trẻ như Huy.
Thích trải nghiệm
Đó là tâm sự của Nguyễn Thị Kim Nga, 19 tuổi, đang buôn bán tại chợ Talat Lacxam (chợ cây số 3) trung tâm tỉnh Attapeu. Nga cũng là người Việt trẻ tuổi nữa mà chúng tôi muốn kể cho độc giả bởi cách sống và suy nghĩ của cô gái này thật đáng trân quý.
Sau khi học xong THPT, gia đình khó khăn nên Nga tạm ngưng đến trường, chuyển sang học nghề trang điểm với mong muốn kiếm tiền phụ giúp cha mẹ lo cho các em ăn học. Khăn gói vào TP HCM học nghề được một thời gian thì Nga được một người bà con giới thiệu cơ hội kinh doanh, buôn bán ở Lào. Sau khi tìm hiểu kỹ, Nga xin phép ba mẹ cho mình sang Lào. Dù khá lo lắng cho con gái còn trẻ, chưa trải nghiệm nhiều nhưng trước quyết tâm của Nga, ba mẹ đã đồng ý cho con mình sang Lào lập nghiệp. "Cũng lo lắng lắm nhưng tôi nghĩ nếu cứ lo sợ thì làm được gì. Tôi quyết tâm bởi mình còn trẻ, cần trải nghiệm và cần một nơi thật an bình để bắt đầu sự nghiệp. Tôi lấy hàng từ Việt Nam sang bỏ mối cho các tiệm tạp hóa nhỏ và bán sỉ tại chợ. Công việc khá thuận lợi nên tôi có dự định làm ăn lâu dài tại đây" - Nga nói.
Kỳ tới: Lao động chất lượng cao lên ngôi
Giang Nam-Lê Phong (Người Lao động)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.