Lắng nghe trẻ em nói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình “Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Hội đồng nhân dân huyện với trẻ em huyện Đức Cơ” lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 24-5 vừa qua mang lại nhiều ý nghĩa, hiệu quả tích cực. Buổi đối thoại có sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo huyện cùng đại diện các phòng, ban ngành, đoàn thể cho thấy sự quan tâm rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với trẻ em.

Chương trình do Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp cùng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức. Mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội, gia đình và bản thân trẻ em… nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Bên cạnh đó thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em về các vấn đề của trẻ em tại địa phương.

 

50 trẻ em tham gia buổi tiếp xúc, đối thoại với đại hiểu HĐND huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N
50 trẻ em tham gia buổi tiếp xúc, đối thoại với đại hiểu HĐND huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N

Theo ông Lê Trọng Phúc-Bí thư Huyện đoàn Đức Cơ thì đây là hoạt động thiết thực, hiệu quả, phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của trẻ em. Chương trình tạo ra cơ hội để trẻ em được bày tỏ trực tiếp với đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện về những thắc mắc, nguyện vọng, tham gia đề xuất ý kiến. Đây cũng là cơ hội giúp trẻ giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống, rèn luyện bản thân.  

Ngay từ sáng sớm, 50 em là học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 đến từ 5 trường trung học cơ sở, đại diện cho hơn 10.000 thiếu niên nhi đồng trên địa bàn huyện đã có mặt đông đủ. Các em háo hức mong buổi đối thoại sớm diễn ra. Đây là lần đầu tiên các em được tiếp xúc trực tiếp, đề đạt nguyện vọng với các vị đại biểu cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương.

Em Nguyễn Vĩnh Trường-lớp 9A, Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu, xã Ia Nan chia sẻ: “Tới buổi đối thoại này, vấn đề em quan tâm là việc dạy và học. Em đề nghị địa phương phải có biện pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Vấn đề em hỏi được đại biểu HĐND huyện trả lời rất cụ thể và em cảm thấy thỏa mãn, hài lòng”.

Em Nguyễn Thị Hoài Thu-lớp 8B, Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong, xã Ia Krêl mang đến một vấn đề mà em và nhiều trẻ em khác rất quan tâm đó là tác động của công nghệ thông tin và mạng xã hội đối với trẻ em. Hiện nay có nhiều bạn trẻ do mải mê chơi game nên không thể tập trung vào việc học dẫn đến kết quả học tập không tốt. Hay có trường hợp học sinh mang điện thoại đến trường, quay video, xem những hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến những người khác. Rồi học sinh sử dụng điện thoại thông minh để giải các bài tập khó, các bài tập trong sách giáo khoa, bài tập về nhà thì không chịu động não suy nghĩ, dẫn đến ỷ lại… Hoài Thu cho biết: “Câu hỏi của em là bên cạnh những mặt tích cực, internet cũng có những mặt tiêu cực đó là, thông tin không chính thống, nhiều nội dung trái với thuần phong mỹ tục, có nội dung xấu… Vậy các bác có giải pháp gì để hạn chế vấn đề trên”?

Chuẩn bị nghỉ hè, nhiều em rất quan tâm về việc phòng tránh đuối nước. “Ở huyện có rất nhiều ao hồ tự phát phục vụ sản xuất , tiềm ẩn nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Vậy làm cách nào để trẻ em có thể tự do vui chơi giải trí mà không lo sợ tai nạn đuối nước?”-một học sinh chia sẻ vấn đề mình quan tâm.  Nhiều vấn đề khác cũng  được các em nêu ra tại buổi đối thoại liên quan đến việc dạy và học, an toàn giao thông và an ninh học đường; phòng-chống thương tích, xâm hại, bạo lực trẻ em; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí… Mỗi một vấn đề nêu ra các em đều có sự chuẩn bị, tâm huyết nên các câu hỏi đi thẳng vào trọng tâm, trọng điểm; nhiều em có cái nhìn, nhận xét rất xác đáng.

Vấn đề các em nêu được các đồng chí đại biểu HĐND huyện Đức Cơ ghi nhận, trực tiếp trả lời trách nhiệm và cụ thể. Các đại biểu cũng cung cấp cho các em những định hướng, giải pháp thiết thực giúp các em bổ sung kiến thức pháp luật để bảo vệ bản thân. ông Phạm Văn Cường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: “Vấn đề các cháu nêu chúng tôi lắng nghe, ghi nhận và chỉ đạo các phòng, ban ngành, đoàn thể phụ trách lĩnh vực nào thì trả lời trực tiếp, cụ thể, rõ ràng, đúng trọng tâm, nội dung mà các cháu hỏi. Ngoài trả lời trực tiếp thì cũng sẽ chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý những vấn đề tiêu cực mà các cháu phát hiện, thông tin. Trong đó, trước mắt là chấn chỉnh, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh internet trên địa bàn; tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; đảm bảo an toàn giao thông, an ninh học đường… nhằm mang lại cho trẻ môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh và an toàn.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.