Làng gốm cổ ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người M’nông. Đây là một trong vài làng gốm cổ còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Người M’nông làm thủ công các sản phẩm gốm.

Người M’nông làm thủ công các sản phẩm gốm.

Nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề làm gốm thủ công; mở ra cơ hội để nghề gốm có điều kiện phát triển gắn liền với du lịch, mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk mở lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công cho người dân tộc M’nông tại 6 buôn của xã Yang Tao.

Qua lớp truyền dạy, hầu hết học viên đã tự tạo ra được sản phẩm gốm bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ như: Con voi, con trâu, tô, chén, bình hoa, ché…; có thể bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch.

Nguyên liệu làm gốm là đất sét.

Nguyên liệu làm gốm là đất sét.

Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc M’nông tại xã Yang Tao nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.