Làng đúc bánh thuẫn Quảng Ngãi vào tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bánh thuẫn là bánh đặc sản truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi, không thể thiếu trong các dịp Tết cổ truyền, cúng gia tiên,… Ngay từ giữa tháng chạp âm lịch, nhiều hộ làm bánh của làng đúc bánh thuẫn đã tất bật từ mờ sớm đến đêm khuya để kịp phục vụ tết.
 

Làng đúc bánh thuẫn tất bật từ sáng sớm đến tối muộn ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức.
Làng đúc bánh thuẫn tất bật từ sáng sớm đến tối muộn ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức.



Chỉ mới bước chân vào làng xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, người đi đường có thể nhận thấy mùi thơm của các lò làm bánh thuẫn. Từ khắp đầu làng cuối xóm, không khí luôn tất bật để nhanh chóng cho ra lò những mẻ bánh thuẫn phục vụ tết.

Gắn bó hơn nửa đời người, chị Trần Thị Nguyệt, xã Đức Thạnh, có hơn 20 năm “thâm niên” trong nghề đúc bánh thuẫn. Bắt đầu từ 15 âm lịch tháng chạp, chị Nguyệt đã “khai lò” đúc bánh. Công việc bắt đầu từ 2 giờ sáng kéo dài đến tối muộn.

 

Chị Nguyệt cho biết: “Nghề làm bánh thuẫn có từ lâu đời, ông bà cha mẹ truyền lại, gia đình tôi vẫn giữ nghề làm truyền thống bằng thủ công sử dụng lò củi than đốt để làm chín bánh”.
 

Chị Nguyệt mua đủ nguyên liệu trứng gà, bột, đường trắng, nếu muốn bánh thuẫn có mùi vị độc lạ hơn có thể cho thêm gừng, mè, dừa…

Trước tiên, đánh nhuyễn trứng và bột với nhau bằng máy xay bột và cho đường trắng vừa đủ, để bánh không quá ngọt cũng không quá nhạt, người ăn bánh thuẫn không ngấy.



 

Đổ hỗn hợp vào khuôn
Đổ hỗn hợp vào khuôn
 Bánh đã phồng lên.
Bánh đã phồng lên.




Tiếp theo, bắt lò than nhỏ, đưa khuôn bánh (bằng đồng, đường kính 25-35mm, phía trong chia thành nhiều ô) lên lò cho nóng rồi dùng dầu xoa một lớp mỏng để “chống dính”, sau đó đổ hỗn hợp đã đánh vào từng khuôn.

“Chỉ được đổ vừa khuôn bánh để cho các bánh đều nhau, không có cái lớn quá, nhỏ quá. Nướng bánh từ 10 đến 15 phút là bánh phồng lên, sau đó đưa lên hong lửa”, chị Nguyệt nói.


 

Sắp xếp những chiếc bánh thuẫn lên nia lớn để hong khô bánh
Sắp xếp những chiếc bánh thuẫn lên nia lớn để hong khô bánh




Trong khi một người đúc bánh thì người khác phụ việc sắp xếp bánh trên các lò than đã chuẩn bị sẵn. Điều thú vị là các lò than được bao bọc bằng nia tròn bằng tre lớn, như vậy sẽ giữ được than trong lò không nguội nhanh, vừa ấm bánh. Kỹ thuật thủ công này kéo dài đến 6 tiếng để bánh thuẫn đủ độ cứng.

 

 
Bánh có màu vàng đẹp mắt, thơm ngon.
Bánh có màu vàng đẹp mắt, thơm ngon.



Bà Nguyễn Thị Hùng, xã Đức Thạnh, từng một thời làm nghề đúc bánh thuẫn kể: “Ngày xưa cả làng Đức Thạnh nhà nào cũng đúc bánh thuẫn, sau này có công nghệ và nhiều loại bánh nên trong làng chỉ còn chục hộ làm nghề này. Tôi nhớ thời ấy dù không có máy đánh trứng bằng điện như bây giờ, dân làng đến tết phải đánh trứng bằng tay, đánh cả ngày mới đủ số lượng cần làm bánh mà vẫn kiên trì với nghề”.

Bà Hùng cho biết, bánh thuẫn đạt chuẩn là bánh có màu vàng ươm phía dưới, còn phía trên bánh có hình cánh hoa màu vàng nhạt và bánh phải có mùi thơm. Hoa bánh càng đều cánh thì càng đẹp.

Ngày nay, mặc dù có nhiều loại bánh công nghiệp nhưng bánh thuẫn vẫn chiếm vị thế trong lòng người dân Quảng Ngãi, bánh thuẫn không thể thiếu trong ngày Tết, bàn thờ gia tiên…


 

 



Bà Trần Thị Kim Việt, xã Đức Thạnh, về hưu cũng phụ gia đình đúc bánh thuẫn. Bà nói: “Bình quân mỗi ngày làm 15kg bánh thuẫn. Nhiều nhà làm sớm hơn, số lượng có thể tăng lên 7.000-8.000 cái bánh/ngày. Người đúc bánh phải luôn tay và ngồi suốt bên lò than”.

 

Bánh thuẫn đóng gói lớn để vận chuyển đến cửa hàng, chợ trên khắp các tỉnh.
Bánh thuẫn đóng gói lớn để vận chuyển đến cửa hàng, chợ trên khắp các tỉnh.



Ngày nay, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, người làm bánh thuẫn, ngoài loại bánh cứng thì còn đúc loại bánh thuẫn mềm dễ ăn. Nghe hương vị bánh thuẫn trong làng, gợi nhớ không khí tết xưa của người Việt.

NGUYỄN TRANG (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.