Lâm tặc rải đinh bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, trên lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa ( Đắk Nông ) quản lý đang xảy ra tình trạng người dân đốt phá, hủy hoại rừng. Điều đáng nói, trên các ngả đường dẫn về các khu vực này đã được lâm tặc rải đinh, ngăn cản cán bộ quản lý bảo vệ rừng nơi đây đến hiện trường dập lửa. 
Nhiều diện tích rừng trồng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã bị đốt cháy. Ảnh: Gia Bảo

Nhiều diện tích rừng trồng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã bị đốt cháy. Ảnh: Gia Bảo

Ngang nhiên đốt rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa được giao quản lý hơn 11.153ha rừng và đất rừng. Tất cả những diện tích này đều nằm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong. Trong đó, diện tích có rừng tự nhiên hơn là 3.050ha, số diện tích còn lại là đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, phần lớn diện tích đất đai đã bị người dân lấn chiếm làm nhà, trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và hoa màu dài ngày.

Việc người dân lấn chiếm trước cả thời điểm được thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa (thành lập 2016).

Theo thống kê, chỉ trong gần một tháng qua trên địa bàn do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại, ảnh hưởng khoảng 15ha, trong đó có 4,68ha rừng trồng là sao xanh 3 - 4 năm tuổi; số còn lại chủ yếu là rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ...

Nhiều vạt rừng lồ ô bị thiệt hại. Ảnh: Gia Bảo

Nhiều vạt rừng lồ ô bị thiệt hại. Ảnh: Gia Bảo

Trao đổi về sự việc này, ông Vũ Văn Trọng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa cho biết, hiện nay, 3.050ha đất có rừng tự nhiên đang được đơn vị bảo vệ nghiêm ngặt.

Từ khi được thành lập vào năm 2016 đến nay, đơn vị đã cố gắng bảo vệ, trồng và tái sinh thêm nhiều diện tích rừng trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc tái sinh rừng đang gặp phải không ít khó khăn.

"Hiện nay, có khoảng 800 hộ dân đang sinh sống, canh tác trong rừng phòng hộ. Việc người dân phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng đang diễn biến hết sức phức tạp" - ông Vũ Văn Trọng - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa thông tin.

Lâm tặc bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng

Ngay sau khi phát hiện các vụ cháy rừng thì Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã cử lực lượng khẩn trương vào hiện trường dập lửa, giữ rừng.

Lâm tặc rải đinh bẫy các nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Gia Bảo

Lâm tặc rải đinh bẫy các nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng. Ảnh: Gia Bảo

Tuy nhiên, việc di chuyển của cán bộ quản lý bảo vệ rừng là không hề đơn giản bởi lâm tặc đã giăng bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng nơi đây.

Là người trực tiếp trúng bẫy của lâm tặc, ông Phan Văn Lợi, nhân viên quản lý, bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa cho biết, ngay khi phát hiện cháy rừng, chúng tôi lập tức huy động lực lượng tập trung chạy xe máy vào hiện trường để tiến hành chữa cháy rừng.

Không chỉ có địa hình đồi dốc, đường di chuyển vào hiện trường đám cháy khó khăn mà các đối tượng lâm tặc còn tính toán cách đối phó, ngăn chặn lực lượng quản lý bảo vệ rừng chữa cháy.

Cụ thể, các đối tượng rải đinh xong rồi dùng lá cây đã khô và đất bột phủ lên. Thế nên, khi di chuyển đến khu vực này thì nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng như anh không thể nào phát hiện được.

Sau khi té ngã, nhân viên Quản lý bảo vệ rừng đã bị đinh đâm trúng tay. Ảnh: Gia Bảo

Sau khi té ngã, nhân viên Quản lý bảo vệ rừng đã bị đinh đâm trúng tay. Ảnh: Gia Bảo

"Nhiều xe gắn máy của chúng tôi khi đang đổ dốc thì bất ngờ bị thủng lốp vì trúng bẫy của các đối tượng chôn lấp, bố trí ở dọc đường. Nguy hiểm nhất là việc các đối tượng rải đinh ở những vị trí đường dốc, cong cua nên dễ xảy ra tai nạn.

Đã có trường hợp xe thủng lốp khiến nhân viên quản lý bảo vệ rừng ngã xuống đường và bị đinh đâm vào tay người gây thương tích" - ông Lợi khẳng định.

Nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng nhặt được nhiều đinh trên đường dẫn đến hiện trường diễn ra cháy rừng. Ảnh: Gia Bảo

Nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng nhặt được nhiều đinh trên đường dẫn đến hiện trường diễn ra cháy rừng. Ảnh: Gia Bảo

"Các vụ cháy rừng đều được phát hiện từ rất sớm, nhưng do đường vào bị lâm tặc rải đinh nên xe bị thủng lốp. Thậm chí, lúc đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã bỏ lại phương tiện chạy bộ để cứu rừng. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, cán bộ, nhân viên chữa cháy bằng phương pháp thủ công... nên đã xảy ra những thiệt hại về rừng" - ông Trọng tiếc nuối.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null