Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thanh long ruột đỏ, măng Điền Trúc, huỳnh đàn, nấm sò, hươu sao, ba ba… đang là những loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam. Tại Phố núi, chúng ta cũng có thể “điểm mặt” đầy đủ chúng khi ghé thăm gia đình nông dân Trần Hùng Phong, ở thôn 2, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ. Nhờ mô hình kinh tế kết hợp vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình anh đã từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống với thu nhập bình quân mỗi năm hơn 500 triệu đồng.

Mạnh dạn nuôi trồng

 

400 cây huỳnh đàn lõi đỏ đã gần bước sang tuổi thứ 6. Ảnh: Hồng Thi
400 cây huỳnh đàn lõi đỏ đã gần bước sang tuổi thứ 6. Ảnh: Hồng Thi

Lấy nhau từ năm 1987, hai vợ chồng anh Trần Hùng Phong và chị Nguyễn Thị Xuân ra riêng lập nghiệp với đôi bàn tay trắng. Gia đình hai bên nội, ngoại cũng không khấm khá gì, đất đai cũng chẳng có để cho đôi vợ chồng trẻ một mảnh cắm dùi. Thế mà chẳng hề than nghèo, kể khổ, anh Phong và chị Xuân cứ thế chăm chỉ làm thuê làm mướn rồi khai hoang lấy đất sản xuất qua từng ngày.

Năm 2003, anh Phong bắt đầu thử sức với cây ăn trái, chủ yếu là cam và bưởi. Thế nhưng do thực bì đất không phù hợp, điều kiện nước tưới còn thiếu thốn nên số cây ăn quả này chẳng thể sinh trưởng, phát triển bình thường. 3 năm sau đó, anh chị quyết định phá bỏ để trồng huỳnh đàn-loài cây mà anh Phong chỉ mới nghe người ta giới thiệu trên một chương trình ti vi. Vậy mà nghĩ là làm, năm 2007, anh lặn lội lên thôn 3, xã An Phú, TP. Pleiku để mua 400 cây giống về cắm đất mà chẳng chút ngại ngần.

 

3 hồ chứa nước anh Phong tự xây để nuôi ba ba kết hợp thả cá. Ảnh: Hồng Thi
3 hồ chứa nước anh Phong tự xây để nuôi ba ba kết hợp thả cá. Ảnh: Hồng Thi

Anh Phong phân trần: “Cái gì cũng phải thử mới biết được, như ông bà mình nói, đôi khi muốn thành công thì phải liều. Đến nay, sau gần 6 năm, 400 cây huỳnh đàn vẫn phát triển tốt. Hiện tại đã có người hỏi mua với giá 15 triệu đồng/cây mà tôi không đồng ý, đợi cho nó cỡ 10 năm tuổi tôi mới bán. Huỳnh đàn của nhà này thuộc giống lõi đỏ nên được trả giá cao”.

Cũng theo anh Phong, từ năm 2010 đến nay, gia đình anh bắt đầu ươm giống huỳnh đàn từ hạt và bán với giá 20.000 đồng/cây và mỗi năm bán được khoảng 1.000 cây giống.

 

Anh Phong thu hoạch những trái thanh long ruột đỏ cuối mùa. Ảnh: Hồng Thi
Anh Phong thu hoạch những trái thanh long ruột đỏ cuối mùa. Ảnh: Hồng Thi

Cùng với đó, năm 2005, vợ chồng anh cũng thử sức với ba ba. Sau khi xây dựng xong 3 cái ao (150 m2/ao), anh Phong tiến hành mua 300 con giống từ Kbang về thả với giá 40.000 đồng/con. Thời điểm ấy, cả xã Hà Tam chưa ai nuôi ba ba và vợ chồng anh trở thành người tiên phong “làm bạn” với loại vật nuôi này. Tất nhiên, chẳng phải cứ liều là đều được, không đầy nửa tháng sau, số ba ba trên đồng loạt chết vì theo anh, vợ chồng còn non kinh nghiệm.

Không khuất phục, anh Phong và chị Xuân chịu khó nghiên cứu, học hỏi  kỹ thuật chăm sóc và nuôi ba ba trên sách cũng như báo, đài. Hai vợ chồng tiến hành vay 30 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ của Hội Phụ nữ, bỏ ra 10 triệu đồng mua bò, còn lại vào tận Đồng Nai tiếp tục đưa 500 con ba ba giống về nuôi. Và, lần này, trời không phụ lòng người khi toàn bộ số ba ba sinh trưởng ổn định, hao hụt cũng chỉ khoảng 2%.

 

Bầy hươu sao đang sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hồng Thi
Bầy hươu sao đang sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hồng Thi

Nói về kinh nghiệm, anh Phong chia sẻ: “Nuôi ba ba quan trọng nhất là xử lý nguồn nước, phải giữ sao cho độ PH>7, thấp hơn, ba ba sẽ thiếu oxy để thở và dễ bị lở loét da nếu nước bị ô nhiễm. Nuôi cỡ một năm rưỡi, trọng lượng mỗi con khoảng 1,2 kg là có thể bán được. Với giá 400 nghìn đồng/kg, mỗi lứa trừ chi phí gia đình tôi thu về ít nhất là 50 triệu đồng”.

Thành công từ các mô hình khuyến nông

Không những chỉ có huỳnh đàn, ba ba, vợ chồng anh Phong, chị Xuân còn “ăn nên làm ra” từ những mô hình khuyến nông của tỉnh như: trồng nấm, măng Điền Trúc, thanh long ruột đỏ hay nuôi hươu sao lấy nhung…

Bắt đầu nhận 330 hom giống (tương đương 110 trụ) thanh long ruột đỏ từ năm 2008, hai năm sau, vợ chồng anh thu hoạch những lứa trái đầu tiên đạt khoảng 15 triệu đồng. Năm 2012, cả bán trái lẫn hom giống (10.000 đồng/hom), anh chị thu được 30 triệu đồng và hiện đầu năm tới giờ là 40 triệu đồng (trung bình 15.000 đồng/kg). Chị Xuân cho hay, loại cây trồng này cũng “dễ chiều”, chỉ cần đừng trồng trên đất nhĩ, mùa mưa khai mương thoát nước còn mùa nắng thì chịu khó tưới từ 1 đến 2 lần/tháng là cây phát triển tốt, ra hoa trái sum suê đủ 8 lần mỗi năm. Đến nay, gia đình đã nhân rộng thêm 120 trụ mới và vẫn đang sinh trưởng khá tốt.

 

Chị Xuân bên những bịch trồng nấm sò của mình. Ảnh: Hồng Thi
Chị Xuân bên những bịch trồng nấm sò của mình. Ảnh: Hồng Thi

Năm 2011, vợ chồng anh Phong tiếp tục được chọn là hộ thí điểm mô hình nuôi hươu sao lấy nhung theo hình thức chia lợi nhuận 4-6 (tức người chăn nuôi được 6 phần khi bán nhung hoặc hươu). Với 5 con (4 cái, 1 đực) được cấp ban đầu, đến nay đàn hươu sao tại gia đình đã lên tới 9 con, trong đó có 2 con bị chết do bệnh và nhiễm trùng khi cắt nhung. “Hươu là loài kháng thể cao nên ít bị bệnh, lại không kén ăn, bởi thế dễ nuôi hơn cả bò. Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm con cái đẻ 1 con, con đực cho 1 kg nhung, giá nhung hươu trên thị trường hiện tại là 20 triệu đồng/kg. Vừa rồi, vợ chồng tôi cũng mua lại từ dự án 3 con (2 đực, 1 cái) với giá 26 triệu đồng”-anh Phong cho biết.

Ngoài ra, gia đình anh còn trồng 20 bụi măng Điền Trúc, trồng nấm sò, nấm rơm, nuôi bò lai, thả cá (trê, rô phi…) chung với ba ba, trồng 4 ha mía, 3 sào đất trồng 1 vụ lúa, 2 vụ màu (bắp, đậu xanh), nuôi vịt lấy trứng và gà thả vườn. Tổng thu nhập bình quân hàng năm khoảng 550 triệu đồng. Dự kiến, vào tháng 4-2014, anh chị sẽ tiếp tục trồng thêm 1 ha cây mãng cầu.

Từ nguồn thu nhập ấy, vừa qua, gia đình anh cũng mở được một tiệm garage ô tô giao cho hai cậu con trai quản lý, xây dựng xong một căn nhà trong năm 2012 và một căn nữa sắp sửa đang hoàn thành (trị giá khoảng 200 triệu đồng/căn).

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm