Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Gặp Quốc khi anh vừa có chuyến công tác TP.HCM trở về Huế, ấn tượng về chàng giám đốc trẻ này là nụ cười tươi, đầy năng lượng. "Mình vừa đưa bánh ép Hue One Food lên sóng live cùng TikToker 4,4 triệu follow. Vui không chỉ vì bán được hàng mà còn lan tỏa thông điệp đặc sản Huế đến hàng triệu người", Quốc nói.

Bánh ép Hue One Food được bày bán tại trung tâm thương mại. ẢNH: NVCC
Bánh ép Hue One Food được bày bán tại trung tâm thương mại. ẢNH: NVCC

Từ lâu, Quốc đã ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp bằng chính sản phẩm của quê hương, với mong ước phải làm sao mang được đặc sản Huế vươn xa hơn. Năm 2021, Quốc khởi đầu với những chiếc bánh ép Huế vỉa hè, món ăn vặt bình dân, được bán nhiều ở vùng biển Thuận An nơi Quốc sinh ra.

Khởi đầu nhỏ nhưng khát vọng rất lớn, chàng trai gen Z "tham vọng" phải biến những chiếc bánh ép trở thành đặc sản nổi tiếng, được mọi người trên cả nước biết tới. "Như bánh pía là sản phẩm đặc sản của Sóc Trăng, nay đã bán đi toàn cầu, mình luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng bánh ép Hue One Food sẽ làm được", Quốc nói.

Nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp, anh bồi hồi: "Khó khăn trong thời gian đầu khởi nghiệp là... không biết bắt đầu như thế nào. Nhưng với một tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, không sợ hãi, cứ đi rồi sẽ đến... mình nghiên cứu sản phẩm, trang bị đầu tư khâu thiết bị cho dây chuyền công nghệ, làm lại bao bì và thương hiệu".

"Lửa thử vàng", dù chất lượng ban đầu khá tốt, được nhiều người đón nhận nhưng vướng mắc lúc đó của Quốc là thời gian bảo quản ngắn, ảnh hưởng đến chất lượng. "Vì không sử dụng chất bảo quản, nên bánh bán ra ăn liền thì ngon nhưng để lâu sẽ bị hôi mùi dầu. Mình bắt đầu nghiên cứu quy trình mới để cho ra sản phẩm tốt hơn nữa", Quốc chia sẻ.

Khi đã thành công, anh không dừng lại ở chất lượng sản phẩm tốt mà còn quyết tâm mang đến sự khác biệt trong những gói bánh ép. Trên mỗi bao bì của bánh, chàng trai này cho in những câu chuyện thú vị về văn hóa, ẩm thực của người Huế.

Từ những chiếc bánh ép vỉa hè, thương hiệu Hue One Food của Quốc đã đưa vào bày bán tại các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, nhà ga, sân bay toàn quốc... Hue One Food đã tạo ra việc làm cho hơn 70 người.

Trong hành trình khởi nghiệp, "cha đẻ" của bánh ép Hue One Food còn "hái" được nhiều thành tích đáng nể: giải nhất tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2021, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung năm 2024. Nhưng điều khiến anh tự hào hơn là thông qua những sản phẩm bánh ép Huế đã truyền tải hàng triệu thông điệp về văn hóa và ẩm thực Huế đến mọi người.

Trong tương lai, chàng giám đốc trẻ đặt ra mục tiêu xây thêm nhà xưởng rộng 2.000 m² tại Thừa Thiên-Huế để tạo việc làm cho 200 - 300 công nhân địa phương. Xa hơn là xây dựng nhà máy sản xuất bánh ép tại Mỹ và Trung Quốc, đưa sản phẩm bánh ép Huế đi ra toàn cầu.

Theo Lê Hoài Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.