Lâm Đồng: Vùng đất lạ, dân dắt trâu nhà vào rừng thả cho chúng sống phóng túng, đời tự do như là trâu hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở miền đồng bằng, những mùa len trâu đã thành phim, vào nhạc, vào thơ…Trâu ở xứ Lang Biang cũng có mùa lai dắt, dẫn chúng vào khu vực rừng đã định và chúng được sống tự do, phóng túng giữa đại ngàn.
Xưa, ở vùng người K’Ho Lạch, K’Ho Cil dưới chân núi Lang Biang, nhiều nhà không thể có chiêng, ché; song, nhà nào cũng có vài con trâu. 
Trâu được thả hoang trong rừng, lâu lâu dùng ngựa đi thăm để xác định vị trí, lúc nào có lễ trọng của dòng họ, buôn làng, hoặc cần đổi chác, làm sính lễ mới “gọi” trâu về. Và, “gọi” trâu đã thành chuyện thú vị.
Chiều yên ả phía chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), tôi ngược núi để tìm hiểu chuyện “gọi” trâu của người K’Ho.
Chiều yên ả phía chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), tôi ngược núi để tìm hiểu chuyện “gọi” trâu của người K’Ho.
Bên chú ngựa được đặt tên Rambô, anh K’Truik nói: “Ồ, ở đây già, trẻ, gái, trai ai cũng biết cưỡi ngựa. Ngựa giúp con người qua đèo dốc hiểm trở; ngựa để đổi chác và dùng ngựa để cưỡi đi “thăm” trâu, “gọi” trâu nữa đó”. 
K’Truik bảo, anh từng được nghe những người già trong buôn làng kể, những năm thập niên 80 thế kỷ trước là thời hoàng kim của đàn trâu nhà thả rừng ở xứ này. Khi đó, khu vực rừng núi Lang Biang có hàng ngàn con trâu. 
“Vì thả rừng tự nhiên nên chúng rất dữ, nhiều con đã thành con min (trâu rừng). Anh muốn tìm hiểu chuyện trâu của người K’Ho thì vô rừng, may thì gặp vài người đi “thăm” trâu chuẩn bị mùa hội mới”, K’Truik nói.
Ở miền đồng bằng, những mùa len trâu đã thành phim, vào nhạc, vào thơ…Trâu ở xứ Lang Biang cũng có mùa lai dắt, dẫn chúng vào khu vực rừng đã định và chúng được sống tự do, phóng túng giữa đại ngàn. 
Từ gợi ý của K’Truik, tôi tìm đến khu vực Suối Vàng. Trên cung đường uốn lượn men theo những triền đồi, tôi gặp đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ. Thấy tôi tỏ vẻ hiếu kỳ, ông Krajan Treo nói, chăn trâu trong rừng khá nhàn nhã. 
Cái khó là khi trâu nhà nhập sang đàn khác, mình phải có cách để gọi về. Thả trâu trong rừng cũng gặp không ít rủi ro, như mất trâu, trâu đi lạc, rơi xuống hố sâu... hay trâu đực tới mùa tìm “bạn tình” chạy sang đàn khác rồi không thấy về nữa. 
“Trâu thả rừng rủi ro cũng nhiều, mà niềm vui cũng có. Nhiều gia đình sau khi thả trâu cả tháng trong rừng, lúc “gọi” về lại thấy đàn trâu sinh sôi. Vài con trâu mẹ trong đàn “dắt” thêm con trở về, rồi trâu nhập đàn…”, ông Treo chia sẻ.
 Với người K’Ho, tự ngàn xưa, trâu là con vật quý và linh thiêng; trâu không chỉ dùng để cày ruộng, đạp lúa lúc thu hoạch... mà còn để hiến sinh cúng tế thần linh mỗi khi dòng tộc, buôn làng mở hội. 
Xưa kia, hầu như nhà nào của người K’Ho cũng đều có trâu, nhiều gia đình khá giả có đến hàng trăm con. Vì vậy, cùng cái chiêng, cái ché quý, vật thiêng, thì trâu cũng là một biểu hiện để nhận biết giàu nghèo. 
Tôi từng nghe già Păng Ting Bụt ở Lạc Dương kể: “Ngoài những mục đích trên, người K’Ho còn lấy trâu làm vật đổi chác, làm sính lễ, vật đền bù, phạt vạ và trả nợ. Linh thiêng nhất là lễ cúng Yàng trong các ngày hội lớn thì không thể thiếu trâu”.
Mùa này, cao nguyên Lang Biang bồng bềnh mây trắng, rẫy đồi cà phê đã ngào ngạt hương hoa. Nhiều buôn làng đang rậm rịch vào hội, tiếng chiêng sắp sửa đánh tiếng mời nhau về miền dân dã, tự nhiên và đầm ấm, đó là không gian của buôn làng. 
Nhiều buôn làng đã cử người đi “thăm” trâu để biết chỗ “gọi” về. Băng qua thung lũng, tôi may mắn gặp K’Hòa và được anh dẫn đến đồi cỏ bạt ngàn phía chân núi Lang Biang để “thăm” trâu. 
K’Hòa kể: “Để “gọi” được đàn trâu thả rừng về là một nghệ thuật. Theo người già truyền lại, mình phải đặt tên cho một số con “quyền lực” và thường xuyên gọi tên để chúng quen dần với chủ. Cực nhất là đi tìm trâu trong các thung lũng, rừng tạp để gọi về buôn làng”.
Về nghệ thuật “gọi” trâu thả rừng, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Krajăn Plin cho biết, người K’Ho Lạch bao đời nay đã có thói quen thả trâu vào rừng và tập tục đó nay vẫn còn. 
Để “gọi” được trâu về, các chủ nuôi trâu phải đặt tên cho từng con đầu đàn; trâu mộng, trâu me (mẹ, cái) đều có tên riêng và gọi chúng thường xuyên mỗi khi đi “thăm”. Khi lai dắt phải biết cách rải muối trên cỏ, liên tục nói “muối đây” để dụ trâu đi dần về buôn làng. 
“Cứ vậy, vừa gọi tên mấy con đầu đàn, vừa dụ trâu ăn cỏ rải muối, có khi dùng “bị lơ” (dụng cụ thường dùng đựng muối, cơm, cá khô…) lắc thành tiếng, chúng sẽ nhớ chủ mà bớt hung hăng, rồi cứ thế theo chủ về buôn làng”, già K’Plin chia sẻ.
 Xuân đã về! Mùa “ăn năm, uống tháng” của bà con buôn làng Nam Tây Nguyên sắp bắt đầu. Khi buôn làng mở hội, núi rừng sẽ vang tiếng gọi trâu…
Mai Văn Báo (Cổng TTĐT TT Xúc tiến ĐT, TM và DL tỉnh Lâm Đồng/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null