Lâm Đồng: Tấm lòng của bà cụ 77 tuổi gửi lực lượng tuyến đầu chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bức thư chan chứa yêu thương, đồng cảm và 500 ngàn đồng của cụ Lê Thị Nghệ gửi tặng lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm bám chốt làm nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống dịch H.Đạ Huoai (Lâm Đồng) khiến nhiều người cảm động.

Cụ Lê Thị Nghệ. Ảnh: TRÙNG DƯƠNG
Cụ Lê Thị Nghệ. Ảnh: TRÙNG DƯƠNG
Người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và đồng cảm với các lực lượng tuyến đầu chống dịch là cụ Lê Thị Nghệ (77 tuổi, ngụ tại thôn 1, xã Đạ Oai, H.Đạ Huoai). Theo ông Võ Văn Đào - Chủ tịch UBND xã Đạ Oai (H.Đạ Hoai), vào trưa 21.7, sau khi bán xong mớ chôm chôm, cụ Nghệ ghé vào nhà ông gửi bì thư nhờ chuyển tới các lực lượng tuyến đầu đang làm nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 đóng trên TL721 (xã Đạ Oai, H.Đạ Huoai - tiếp giáp xã Đạ Kho, H.Đạ Tẻh).
Cùng với việc gửi món quà, cụ Nghệ còn nhờ ông Đào gửi tới các lực lượng tuyến đầu lời động viên của mình. “Sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 trên địa bàn, H.Đạ Huoai và xã đã phong tỏa xóm Đạ Gối và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ toàn thôn 5 (xã Đạ Oai) để triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch. Tuy tuổi đã cao, nhưng ý thức phòng chống dịch của cụ Nghệ rất cao. Cụ Nghệ đến nhà tôi đưa bì thư tặng các lực lượng tuyến đầu chỉ trong chốc lát rồi ra về, nên tôi chỉ kịp gửi lời cảm ơn. Sau đó, tôi đưa món quà của cụ gửi tặng anh em ở chốt mới hay ngoài 500 ngàn đồng còn có cả bức thư với nội dung dặn dò, động viên hết sức cảm động mà cụ Nghệ dành cho anh em. Những ngày qua, các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên địa bàn xã đã nhận được nhiều món quả chia sẻ, động viên đầy ý nghĩa của chính quyền, đoàn thể các cấp, các nhà hảo tâm và người dân”, ông Võ Văn Đào cho biết.

Bức thư cảm động của cụ Lê Thị Nghệ gửi tặng động viên lực lượng tuyến đầu. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Bức thư cảm động của cụ Lê Thị Nghệ gửi tặng động viên lực lượng tuyến đầu. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Bức thư mà cụ Lê Thị Nghệ gửi động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn H.Đạ Huoai, có đoạn: “…Hôm nay, bà nghĩ rất là tội nghiệp cho các bác sĩ, y tá và các anh em quân đội nói chung cũng như anh em ở chốt phải trực ngày đêm để chống chọi với dịch. Bà nghĩ: Vì nước vì dân mà anh em con cháu mình phải đành xa gia đình, cha mẹ, vợ con. Thôi thì bà cũng cầu mong sao cho dịch qua mau và cầu chúc sức khỏe tất cả các đội ngũ nói chung cũng như anh em trong chốt nói riêng trong chốt thôn 1 này. Bà cầu chúc toàn đất nước, anh em được khỏe mạnh, bình yên, là toàn dân vui mừng lắm rồi. Còn sau đây bà trao tặng đến các cháu trong chốt thôn 1 là 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) để bồi dưỡng cho anh em con cháu thức trực ngày đêm vất vả. Cô vít ơi tan biến mau đi. Một lần cuối bà cầu nguyện cho anh em được khỏe mạnh!”.
Bức thư với nét chữ, lời văn chân chất mộc mạc, món quà nhỏ cùng tấm lòng bao la của người mẹ nghèo Lê Thị Nghệ là lời động viên quý giá như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để các lực lượng tuyến đầu trên địa bàn H.Đạ Huoai chung sức, đồng lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với 1 ca dương tính với Covid-19, H.Đạ Huoai đang phong tỏa xóm Đạ Gối (xã Đạ Oai) để phòng chống, dập dịch. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Với 1 ca dương tính với Covid-19, H.Đạ Huoai đang phong tỏa xóm Đạ Gối (xã Đạ Oai) để phòng chống, dập dịch. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Trung tá Lê Văn Dũng – Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự H.Đạ Huoai, tâm đắc và gửi lời cảm ơn trìu mến đến cụ Lê Thị Nghệ: “Khi nhận món quà và bức thư cụ Nghệ gửi tặng, anh em chúng tôi mở đọc đều rơi nước mắt vì cảm động. Tất cả chúng tôi đã và đang làm nhiệm vụ chống dịch là trách nhiệm và nghĩa vụ với quê hương, đất nước. Vì thế, sự thấu hiểu, sẻ chia bằng tình cảm chân thành của cụ Nghệ nói riêng và người dân nói chung là niềm động viên to lớn để tiếp thêm sức mạnh và ý chí cho chúng tôi thêm kiên cường hoàn thành tốt nhiệm vụ đang gánh vác!”.
Thay mặt các lực lượng tuyến đầu đang phòng chống dịch, trung tá Lê Văn Dũng xin gửi lời tri ân và cảm ơn chân thành tới những tình cảm bao dung, trân quý mà cụ Lê Thị Nghệ cùng nhiều nguồn lực động viên tinh thần lẫn vật chất đã dành cho các lực lượng. Đây sẽ là nguồn động viên lớn để các lực lượng vượt qua khó khăn, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch.
Theo Trùng Dương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null