Lâm Đồng: Phấn đấu có ít nhất 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với những thành tựu đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2020 tỉnh Lâm Đồng sẽ phấn đấu có ít nhất 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Hiện, các đơn vị đã gửi hồ sơ trình Bộ NNPTNT và tiếp tục hoàn thiện để được công nhận huyện NTM.

Hơn 85% xã đạt chuẩn

Lâm Đồng là 1 trong 11 địa phương của cả nước được chọn để thực hiện mô hình thí điểm xã NTM tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng từ cuối năm 2009. Đến nay, qua 10 năm thực hiện chương trình, diện mạo nông thôn đã cơ bản thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.


 

Đời sống người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: I.T
Đời sống người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: I.T


"Trong 6 tháng còn lại của năm 2020, huyện Lâm Hà sẽ phấn đấu để 2 xã Đông Thanh, Tân Hà trong nhóm 4 xã Đông Thanh, Tân Hà, Tân Văn, Hoài Đức đạt chuẩn NTM nâng cao và xã Gia Lâm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về tiêu chí giáo dục. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng tiêu chí đối với 14 xã đã đạt chuẩn NTM".

Ông Nguyễn Minh An

Điều này được thể hiện qua con số hết sức thuyết phục với 95/111 xã đạt chuẩn NTM (đạt (85,6%). Hiện, Lâm Đồng có 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng được công nhận huyện NTM. Trong đó, Đơn Dương đang thực hiện đề án xây dựng huyện Nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh. Ông Nguyễn Đình Khoát - Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết năm 2020, địa phương sẽ phấn đấu có 104/111 xã (chiếm 93,69%) đạt chuẩn NTM.

"Dù đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, khi triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đầu tiên, phải nói đến đó là hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn thiếu sự đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị còn hạn chế. Việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM chưa đồng đều. Đời sống, thu nhập một bộ phận người dân nông thôn còn khó khăn..." - ông Khoát thông tin thêm.

Không ngừng phấn đấu

Hiện nay, bộ máy chỉ đạo chương trình từ tỉnh, huyện, xã đến thôn trên địa bàn cả tỉnh Lâm Đồng vẫn đang được tiếp tục được củng cố, kiện toàn không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.

Ông Nguyễn Minh An - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho hay, tính đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã Gia Lâm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định công nhận xã Gia Lâm đạt chuẩn NTM nâng cao vào tháng 4/2020.

Ông An cũng cho biết thêm: "Trải qua 10 năm xây dựng NTM, địa phương cho rằng, nhận thức và hành động của nhân dân là yếu tố then chốt trong triển khai, thực hiện chương trình. Do đó, các đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, để nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể, trách nhiệm và quyền lợi của mình, cùng với Nhà nước chung sức xây dựng NTM. Chính vì vậy, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được thực hiện thường xuyên trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Hơn nữa, việc củng cố và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ tạo đà phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân ở nông thôn".


https://danviet.vn/lam-dong-phan-dau-co-it-nhat-6-don-vi-cap-huyen-dat-chuan-ntm-nam-2020-2020100817463353.htm

Theo VĂN LONG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.