Lâm Đồng: Mưa bất thường khiến các nhà vườn cà phê đứng ngồi không yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do mưa kéo dài, người dân không thể thu hái cà phê dù các vườn cà phê hiện đã chín đỏ, trời mưa cũng khiến cà phê bị rụng nhiều hơn, mất thời gian thu hoạch và làm tăng chi phí thuê nhân công.

Các vườn cà phê ở Lâm Đồng đang vào vụ thu hoạch. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Các vườn cà phê ở Lâm Đồng đang vào vụ thu hoạch. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng liên tục có mưa bất thường khiến người trồng càphê đứng ngồi không yên, đặc biệt đang trong giai đoạn cao điểm thu hoạch niên vụ 2024 như hiện nay.

Cụ thể, tại các vùng trồng càphê trọng điểm của Lâm Đồng như huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Lạc Dương, thành phố Đà Lạt liên tục có mưa trong khoảng một tuần qua.

Do mưa kéo dài, người dân không thể thu hái càphê dù các vườn càphê hiện đã chín đỏ. Trời mưa cũng khiến càphê bị rụng nhiều hơn, sẽ mất thời gian để thu hái từ đó làm tăng chi phí thuê nhân công.

Theo người dân địa phương, việc xuất hiện những trận mưa trong tháng 12 là điều khá bất thường, bởi mọi năm thời điểm này đã kết thúc mùa mưa của cả khu vực Tây Nguyên, trời sẽ nắng đẹp để nhà vườn thu hoạch càphê phục vụ cho thị trường.

Chị Ka Nhìm (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) than thở, gia đình chị có rẫy càphê 2ha hiện đã chín đỏ mà chưa thể thu hoạch do ảnh hưởng của thời tiết bất thường. Hiện nay, chị đang phải cấp tập tìm sẵn công lao động để khi trời hết mưa sẽ cho người đến thu hoạch càng sớm càng tốt bởi càphê hiện đang rất được giá.

Theo các nhà vườn, không chỉ ảnh hưởng đến việc thu hoạch, trời mưa liên tục cũng khiến việc sơ chế càphê của người dân bị ảnh hưởng. Đồng thời làm cây càphê nở hoa sớm hơn, gây ảnh hưởng đến năng suất của niên vụ sau.

Thống kê trên toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 175.000 hecta cà phê, diện tích đứng thứ hai cả nước. Trong số đó hiện có hơn 168.000 hecta cho thu hoạch với sản lượng bình quân đạt trên 600.000 tấn/năm.

Diện tích cà phê trên tập trung tại các vùng chuyên canh cà phê đặc sản như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Lạc Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt.

Hiện, giá cà phê nhân xô trên địa bàn tỉnh đạt mức 123.000 đồng/kg, cà phê tươi cũng được đại lý thu mua trên 30.000 đồng/kg.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.