Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp được kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đang phối hợp với các sở, ngành và địa phương thẩm định, xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm cho 12 doanh nghiệp.
Khu vực xảy ra sự cố xe jeep chở 4 khách du lịch bị nước lũ cuốn trôi khiến 2 du khách thiệt mạng và 2 người khác mất tích tại Khu du lịch Làng Cù Lần (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Khu vực xảy ra sự cố xe jeep chở 4 khách du lịch bị nước lũ cuốn trôi khiến 2 du khách thiệt mạng và 2 người khác mất tích tại Khu du lịch Làng Cù Lần (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở, trong năm 2023, đơn vị đã tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của 9 doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm. Kết quả 9/9 doanh nghiệp đều chấp hành đầy đủ quy định của Luật Du lịch, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm.

Sở đang phối hợp với các sở, ngành và địa phương thẩm định, xác nhận đủ điều kiện tổ chức và kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm cho 12 doanh nghiệp.

Sau khi Luật Du lịch năm 2017 và Nghị định 168-NĐ/CP có hiệu lực thi hành, Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban Nhân dân các địa phương tiến hành thẩm định và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh sản phẩm du lịch Chương trình Đi bộ Trên không cho Công ty Cổ phần Thành Thành Công Lâm Đồng; Chương trình Bay khinh khí cầu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Sao Sài Gòn.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên thể thao mạo hiểm, trong tháng 5/2023, Sở phối hợp với Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng-Đà Lạt, Viện Giáo dục Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức tập huấn và cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn cho 42 hướng dẫn viên thể thao mạo hiểm. Sở đã có văn bản số 1578/SVHTTDL-QLDL ngày 2/8/2023 gửi các doanh nghiệp về việc đảm bảo các điều kiện tổ chức và kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch…

Trong năm 2023 Sở tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của 9 doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp tham gia tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm đều đầu tư đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho từng loại hình du lịch mạo hiểm; trang thiết bị có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn thời hạn bảo hành từ nhà sản xuất; được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định và cấp chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật theo đúng quy định.

Tất cả doanh nghiệp có phương án cứu hộ, cứu nạn; phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp để thực hiện dịch vụ; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn; bố trí biển cảnh báo, chỉ dẫn nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ.

Tất cả doanh nghiệp đều ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và mua bảo hiểm cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm; cung cấp bản cam kết về đảm bảo năng lực, thể trạng cá nhân và yêu cầu du khách ghi thông tin, ký cam kết trước khi tham gia từng loại hình du lịch mạo hiểm…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết sau sự việc đáng tiếc xảy ra đối với du khách Hàn Quốc tại Khu du lịch Làng Cù Lần và Khu du lịch Langbiang (đều ở huyện Lạc Dương), thống kê cho thấy lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng chưa bị ảnh hưởng.

Hiện nay mỗi tuần có 27 chuyến bay từ Busan, Incheon và Muan (Hàn Quốc) đến Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng).

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null