Thành lập Chi hội Du lịch Thể thao mạo hiểm Lâm Đồng - Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt tổ chức ra mắt Chi hội Du lịch thể thao mạo hiểm Lâm Đồng - Đà Lạt.
Ngày 16-9, ông Hoàng Ngọc Huy, Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT-DL Lâm Đồng), cho biết Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt vừa tổ chức ra mắt Chi hội Du lịch thể thao mạo hiểm Lâm Đồng - Đà Lạt trên cơ sở Câu lạc bộ Du lịch thể thao mạo hiểm trước đây, Chi hội do ông Võ Đức Trung (Công ty Cổ phần Mạo hiểm Việt) làm Chủ tịch.
 
Đu dây vượt thác Datanla thu hút nhiều du khách nước ngoài tham gia. Ảnh: Lâm Viên
Đu dây vượt thác Datanla thu hút nhiều du khách nước ngoài tham gia. Ảnh: Lâm Viên
Theo ông Huy, Lâm Đồng là địa phương có hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm sớm nhất, cách đây hơn 20 năm, sau đó phát triển trong cả nước. Hiện cả tỉnh có 10 đơn vị kinh doanh loại hình du lịch thể thao mạo hiểm là hội viên của Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt, nay chính thức trở thành thành viên Chi hội Du lịch Thể thao mạo hiểm Lâm Đồng - Đà Lạt.
 
Vượt thác bằng xuồng. Ảnh: Lâm Viên
Vượt thác bằng xuồng. Ảnh: Lâm Viên
Ông Võ Đức Trung, Chủ tịch Chi hội Du lịch Thể thao mạo hiểm Lâm Đồng - Đà Lạt, cho biết mô hình Chi hội cũng đã được thai nghén khá lâu, nay các đơn vị ngồi lại cùng nhau để tổ chức hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn, để phát triển sản phẩm và nâng tầm loại hình du lịch thể thao độc đáo, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Lâm Đồng và Việt Nam.
Cuối tháng 9.2022, Chi hội phối hợp với Sở VH-TT-DL Lâm Đồng tổ chức khóa tập huấn cho các hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm, nhằm trang bị kiến thức và phải bảo đảm an toàn cho hướng dẫn viên và du khách khi tham gia loại hình du lịch này.
Theo Lâm Viên (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.