Lâm Đồng: Cảnh báo hành vi lừa qua Campuchia làm 'việc nhẹ, lương cao'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công an H.Cát Tiên (Lâm Đồng) cảnh báo người dân trên địa bàn về hành vi lừa qua Campuchia làm 'việc nhẹ, lương cao' trên không gian mạng.

Ngày 1.7, lãnh đạo Công an H.Cát Tiên cho biết đơn vị này vừa phát đi cảnh báo về một số đối tượng thông qua không gian mạng như Zalo, Facebook, Messenger... có hành vi dụ dỗ người nhẹ dạ, cả tin qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.

 

Giao diện Zalo Công an H.Cát Tiên. Ảnh: L.V
Giao diện Zalo Công an H.Cát Tiên. Ảnh: L.V


Qua nắm tình hình trên địa bàn, Công an H.Cát Tiên ghi nhận và phát hiện có những đối tượng lừa đảo lợi dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Messenger... để làm quen, dụ dỗ người dân, chủ yếu là các bạn trẻ từ 16 đến 25 tuổi đi qua Campuchia làm việc với lời hứa “việc nhẹ, lương cao”, không tốn chi phí.

Theo đó, khi có người đồng ý, các đối tượng hướng dẫn di chuyển đến TP.HCM, sau đó qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để sang Campuchia. Tại Campuchia người lao động bị “bán” vào khu sòng bạc và với giá khoảng 2.800 USD để làm việc suốt 16 giờ/ngày.

Nếu nạn nhân bị lừa không chịu làm việc, muốn về nhà thì các đối tượng lừa đảo yêu cầu gia đình nạn nhân phải bỏ ra số tiền lớn để chuộc người.

Do đó, Công an H.Cát Tiên cảnh báo người dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung tuyệt đối không nghe, tin theo những lời dụ dỗ trên mạng xã hội lừa qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.

 

Theo Lâm Viên (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null