Lái xe lao thẳng vào nhóm 'đối thủ' khiến 2 người tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nhóm đối tượng về tội danh “Giết người” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Trong 2 ngày (25-26/11), Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người”, “Gây rối trật tự công cộng” đối với 25 bị cáo.

lai-xe-lao-thang-vao-nhom-doi-thu-khien-2-nguoi-tu-vong-dd.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo cáo trạng, vào đêm 30/6/2023, Trần Tử Thông (SN 2004, trú huyện Đăk Hà, Kon Tum) đi chơi thì bị nhóm bạn của Huỳnh Xuân Sinh (SN 2002, trú huyện Đăk Tô, Kon Tum) đánh.

Sau đó, Thông gọi điện báo cho Nguyễn Viết Toàn (SN 1998, trú TP.Kon Tum) rủ nhóm bạn chuẩn bị hung khí, hẹn nhóm của Sinh tại khu vực cây Đa, thôn Tân Lập A ( xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) để trả thù.

Toàn gọi thuê 1 xe bán tải do Bùi Đức Toàn (SN1998, trú TP.Kon Tum) điều khiển và 1 xe taxi để chở cả nhóm lên huyện Đăk Hà.

Khoảng 23 giờ cùng ngày, cả nhóm di chuyển bằng xe tới khu vực đã hẹn. Thấy một nhóm thanh niên tưởng là nhóm của Sinh, Nguyễn Văn Bông (SN 2004, trú TP.Kon Tum) đã lấy hung khí đánh chém làm Đào Đức Đạt bị thương với tỷ lệ thương tật 25%.

Khi phát hiện đánh nhầm người, nhóm Thông quay lại thì phát hiện nhóm của Sinh đối diện. Ngay sau đó, Đức Toàn lái xe ô tô tông vào đám đông làm Sinh bị thương, tỷ lệ thương tật 41%; Hồ Văn Tám, Nguyễn Văn Chiến - nhóm của Sinh tử vong.

Sau khi gây án, Viết Toàn nói đồng bọn ra đầu thú và khai báo gian dối.

Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt 13 bị cáo vì tội “Giết người” với các mức án: Nguyễn Viết Toàn và Bùi Đức Toàn chung thân; Trần Tử Thông 18 năm tù; Nguyễn Văn Bông 16 năm 6 tháng tù; 9 bị cáo còn lại từ 7 đến 14 năm tù.

Ngoài ra, 12 bị cáo “Gây rối trật tự công cộng” bị tuyên các mức án: Huỳnh Xuân Sinh 28 tháng tù; 3 bị cáo được trả tự do tại tòa; 8 bị cáo còn lại chịu mức án từ 18 tháng tù treo đến 32 tháng tù giam.

Theo Nguyên Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.