Lác đác thí sinh thi môn Lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp nối Vật lý, 1.784 thí sinh bước vào môn thi tự chọn thứ hai: môn Lịch sử, thời gian làm bài 90 phút. Đây là môn thi có số lượng thí sinh đăng ký dự thi thấp nhất trong tổng số 6 môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2014:

Trường Phổ thông Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Minh Triều
4 thí sinh thi lịch sử ở Trường Phổ thông Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Minh Triều
Thầy Mai Tòng Phụ-Chủ tịch Hội đồng thi Trường phổ thông Nguyễn Văn Linh-cho biết: Mặc dù chỉ vỏn vẹn có 4 thí sinh nhưng Hội đồng thi vẫn phải bố trí 2 giám thị trong phòng thi, 1 giám thị hành lang và có đến 6 Công an, Cơ động trực bảo vệ. Tuy nhiên, do lịch thi cố định, ngày giờ, môn thi đã quy định sẵn nên không thể linh động được. “Dù thí sinh lựa chọn thi môn Lịch sử rất ít nhưng do trường ở xa nên cũng không thể ghép những thí sinh này sang thi ở hội đồng thi khác. Một điểm tương đối bất cập nữa là thời gian kết thúc môn này khá muộn, 17 giờ 30 phút gây bất tiện cho các thí sinh trong việc đi lại…”-thầy Phụ trăn trở.

Tại Gia Lai, trong tổng số 13.155 thí sinh đăng ký dự thi chỉ có 1.784 thí sinh chọn môn Lịch sử. Tại một số hội đồng thi, con số này thậm chí chỉ ít ỏi tới mức… đếm trên đầu ngón tay.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục-Đào tạo Gia Lai, có thể điểm đến một số hội đồng thi có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử thấp, như: Hội đồng thi Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện) chỉ có 3 thí sinh đăng ký dự thi, Hội đồng thi Trường Phổ thông Nguyễn Văn Linh (TP. Pleiku) có 4 thí sinh dự thi, Trường THPT Nguyễn Du (huyện Krông Pa) có 5 thí sinh đăng ký dự thi, Hội đồng thi Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa) có 7 thí sinh dự thi, Trường THPT Nguyễn Khuyến có 9 thí sinh dự thi…

 

Các thí sinh xã Chư Bah ôn lại câu hỏi trước khi vào thi môn Lịch sử. Ảnh: Nguyễn Giác
Các thí sinh xã Chư Bah ôn lại câu hỏi trước khi vào thi môn Lịch sử. Ảnh: Nguyễn Giác

Tuy vậy, vì là môn thí sinh được quyền lựa chọn nên các thí sinh vượt qua môn Sử không mấy khó khăn dù tâm lý trước khi bước vào phòng thi cũng phần nào áp lực và căng thẳng. Em Đinh Thị Tố Thi-học sinh lớp 12C10 Trường THPT Lê Lợi- Pleiku chia sẻ: “Em thi Đại học khối C nên môn Lịch sử em chú tâm học ngay từ đầu nhưng trước áp lực con số, sự kiện, các số liệu… trước khi bước vào thi em vẫn cảm thấy khá lo lắng. Còn tại thị xã Ayun Pa, trong khi chờ đợi các bạn mình thi xong môn tự chọn đầu tiên, một nhóm bạn cùng nhau ôn lại một vài câu hỏi ở môn Lịch sử. Em Ksor H’Biên, học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết: “Là môn em thi đại học do vậy em tập trung lớn vào môn Lịch sử và Địa lý nên em phải cố gắng ở môn thi này”. Còn em Bạc Cẩm Khôi (Lớp 12B1-Trường THPT Lê Quý Đôn), chia sẻ “Kiến thức lịch sử khá nhiều, cùng với việc cả Hội đồng thi chỉ có 2 phòng thi nên em rất run”.
 

Các thí sinh thi môn Lịch sử vui vẻ bước vào kỳ thi. Ảnh: Nguyễn Giác
Các thí sinh thi môn Lịch sử vui vẻ bước vào kỳ thi. Ảnh: Nguyễn Giác

Theo đánh giá của nhiều em, đề thi Lịch sử năm nay khá nhẹ nhàng. Đa số các em đều hoàn thành trước thời gian. Em Lưu Thị Thu Hoài-học sinh lớp 12C14 Trường THPT Phan Bội Châu-cho biết: “Cả 3 câu đều đòi hỏi kiến thức học thuộc. Riêng câu thứ 3 ở phần Lịch sử thế giới có phần liên hệ với tình hình hiện nay ở biển Đông, đặc biệt nhấn mạnh tới “giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”, em thấy câu này rất hay, gắn với tình hình thời sự và có độ mở để thí sinh trình bày quan điểm của mình”.
 

Đa số các thí sinh dự thi môn Lịch sử tại Hội đồng thi Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Chư Prông), cho rằng, đề tương đối nhẹ nhàng và mang tính thời sự do có đề cập tới vấn đề chủ quyền biển, đảo. Em Trần Thị Hải Nghi (Lớp 12A3) hớn hở khi chắc chắn rằng bài làm của mình đạt tới 80%. “Em khá bất ngờ vì ở cả đề Ngữ văn và Lịch sử đều nói về biển, đảo. Em làm rất tốt câu hỏi này”-Hải Nghi tươi cười sau khi hoàn thành môn thi thứ hai. Còn với các thí sinh thuộc hệ GDTX thì đề Lịch sử cũng không quá khó, song không dễ đạt điểm cao. “Em chỉ lấy được điểm trung bình ở môn này thôi. Với câu về biển, đảo em khá lúng túng, không diễn đạt được trôi chảy”-Rơlan Ba, cho biết.
 

Thí sinh hệ GDTX khá lúng túng khi làm về câu hỏi liên quan đến vấn đề biển, đảo. Ảnh: Trần Dung
Thí sinh hệ GDTX khá lúng túng khi làm về câu hỏi liên quan đến vấn đề biển, đảo. Ảnh: Trần Dung

Tại Hội đồng thi Trường THPT Lê Hoàn (huyện Đức Cơ) có 97 em đăng ký dự thi môn Lịch sử. Kết thúc môn thi, đa số các em có tinh thần thoải mái vì làm bài khá tốt. Em Kpui H’Hà Trinh, phấn khởi cho biết: “Thi xong em cảm thấy rất vui vì kết quả làm bài của em có thể đạt tới 90%”. Nhiều phụ huynh cũng tỏ ra khá an tâm vì hy vọng rằng với các môn tự chọn, con em mình sẽ hoàn thành tốt bài thi. Cô Hồ Thị Hoa (Đội 4-Công ty 74), chia sẻ: “Năm nay, các cháu được chọn môn để thi tốt nghiệp nên tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn”.

Hầu hết các thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã An Khê) cũng rời phòng thi môn Lịch sử với một tâm trạng khá thoải mái. Theo đánh giá nhiều thí sinh, đề thi này thì không khó để đạt được điểm khá và giỏi. Em Trần Thị Thu Hiền, lớp 12A6, tự tin chia sẻ: “Em dự tính bài thi của mình có thể đạt điểm giỏi”. Cũng phấn khởi không kém khi nói về bài làm của mình, em Lê Thị Trang, lớp 12A8 vui vẻ nói: “Em thấy đề thi khá đơn giản. Nhiều bạn cùng phòng cũng đã làm rất tốt môn thi này”.

 

Phụ huynh tỏ rõ sự lo lắng khi chờ con em mình trước cổng trường. Ảnh: Trần Dung
Phụ huynh tỏ rõ sự lo lắng khi chờ con em mình trước cổng trường. Ảnh: Trần Dung

Tại Hội đồng thi Trường THPT Lương Thế Vinh (trị trấn Kbang, huyện Kbang), đa số thí sinh đánh giá nội dung đề thi Lịch sử năm nay không mở rộng và đánh đố nhiều mà gần gũi trong chương trình học.  Thí sinh Đinh Thị Kha (lớp 12A9) tỏ vẻ tiếc nuối: “Đề thi không khó, em ôn tập cũng đúng hướng nhưng chỉ hoàn thiện khoảng 80% số câu hỏi, còn lại ý cuối cùng của câu 3, em chưa kịp làm thì đã hết giờ”.

Hội đồng thi Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện) có 3 em tham gia thi. Kết thúc môn thi, theo nhận xét của các em đề thi năm nay khá dài và bất ngờ với câu hỏi số 3. Tuy nhiên, các thí sinh đều lựa chọn môn Lịch Sử là môn thi trong kỳ thi đại học sắp tới. Đã có sự chuẩn bị từ trước và cả 3 thí sinh đều hoàn thành tốt bài thi.
 

3 thí sinh tham gia thi môn lịch sử tại Hội đồng Trường THPT Võ Văn Kiệt. Ảnh: Nguyễn Tú
3 thí sinh tham gia thi môn lịch sử tại Hội đồng Trường THPT Võ Văn Kiệt. Ảnh: Nguyễn Tú

Sáng mai, các thí sinh sẽ tiếp tục bước vào môn thi thứ 3: môn Toán, thời gian làm bài 120 phút. Đây là môn thi bắt buộc đối với tất cả thí sinh. GLO sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
 

Theo số liệu tổng hợp từ Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Sở Giáo dục-Đào tạo): Trong buổi chiều diễn ra 2 môn thi tự chọn là Vật lý và môn Lịch sử có 13 thí sinh bỏ thi (Vật lý: 7, Lịch sử: 6) và không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi.

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.