Lạ: Táo y như nho, trồng giàn kết từng chùm quả, giòn tan, ngọt lịm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giống táo Bàng La, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng vì “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Loại táo này còn đặc biệt bởi cách trồng, cách chăm sóc và ngoại hình không khác gì một loại... nho.

 

 
 Phường Bàng La, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng nổi tiếng với loại táo giống nho như đúc. Quả mọc thành từng chùm, treo lủng lẳng dưới những giàn cây rợp bóng. Hiện phường Bàng La có hơn 900 hộ dân trồng loại táo đặc biệt này. Trong ảnh: Không được giới thiệu từ trước, ít người có thể phân biệt đây là táo hay là nho.
Phường Bàng La, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng nổi tiếng với loại táo giống nho như đúc. Quả mọc thành từng chùm, treo lủng lẳng dưới những giàn cây rợp bóng. Hiện phường Bàng La có hơn 900 hộ dân trồng loại táo đặc biệt này. Trong ảnh: Không được giới thiệu từ trước, ít người có thể phân biệt đây là táo hay là nho.
Theo người dân địa phương, những năm 80, một số giống táo như: táo Gia Lộc, táo Triều Tiên, táo Thiện Phiến,... được đưa vào trồng ở đây nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Sau một thời gian, người dân phường Bàng La đã thành công khi thử ghép mầm táo ta vào gốc những cây táo lai này.
Theo người dân địa phương, những năm 80, một số giống táo như: táo Gia Lộc, táo Triều Tiên, táo Thiện Phiến,... được đưa vào trồng ở đây nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Sau một thời gian, người dân phường Bàng La đã thành công khi thử ghép mầm táo ta vào gốc những cây táo lai này.
Việc lai ghép kết hợp với đặc trưng vùng đất chua, mặn của nơi đây đã mang lại những thành quả bất ngờ. Những mầm táo sinh trưởng mạnh mẽ, sai quả và giảm tỷ lệ sâu bệnh. Đặc biệt, táo khi ăn rất giòn, có vị ngọt, thơm mát hơn so với những giống táo khác. Theo thời gian, giống táo “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” đã tạo nên thương hiệu táo Bàng La nổi tiếng ngày nay.
Việc lai ghép kết hợp với đặc trưng vùng đất chua, mặn của nơi đây đã mang lại những thành quả bất ngờ. Những mầm táo sinh trưởng mạnh mẽ, sai quả và giảm tỷ lệ sâu bệnh. Đặc biệt, táo khi ăn rất giòn, có vị ngọt, thơm mát hơn so với những giống táo khác. Theo thời gian, giống táo “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” đã tạo nên thương hiệu táo Bàng La nổi tiếng ngày nay.
Trước đây, người dân Bàng La trồng táo theo cách truyền thống, mỗi cây là một cá thể riêng biệt. Mỗi khi có mưa bão, táo thường gãy cành gây thiệt hại kinh tế lớn.
Trước đây, người dân Bàng La trồng táo theo cách truyền thống, mỗi cây là một cá thể riêng biệt. Mỗi khi có mưa bão, táo thường gãy cành gây thiệt hại kinh tế lớn.
Phương pháp trồng thành giàn như trồng nho đã tạo được sự liên kết giữa các cây. Mỗi cây cách nhau 5m dưới một hệ thống giàn bằng giây thép cao 2m. Khi cây trưởng thành, các tán vươn lên, phát triển theo giàn cố định. Thời điểm đơm hoa kết trái, táo sẽ mọc thành từng chùm rủ xuống với số lượng khoảng 10 – 20 quả/chùm.
Phương pháp trồng thành giàn như trồng nho đã tạo được sự liên kết giữa các cây. Mỗi cây cách nhau 5m dưới một hệ thống giàn bằng giây thép cao 2m. Khi cây trưởng thành, các tán vươn lên, phát triển theo giàn cố định. Thời điểm đơm hoa kết trái, táo sẽ mọc thành từng chùm rủ xuống với số lượng khoảng 10 – 20 quả/chùm.
Khi cây vươn lên với độ cao đồng đều, ánh mặt trời sẽ chiếu đều khiến quả ngon, ngọt và đều về kích thước. Phương pháp trồng táo thành giàn cũng giúp người dân Bàng La nhân đôi mùa vụ so với táo truyền thống.
Khi cây vươn lên với độ cao đồng đều, ánh mặt trời sẽ chiếu đều khiến quả ngon, ngọt và đều về kích thước. Phương pháp trồng táo thành giàn cũng giúp người dân Bàng La nhân đôi mùa vụ so với táo truyền thống.
 “Không riêng việc nâng sản lượng, chất lượng táo, việc trồng táo theo giàn khiến không gian vườn táo thoáng mát hơn, đẹp hơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ kết hợp việc trồng táo kết hợp du lịch tham quan, trải nghiệm thu hoạch táo” - Anh Dũng, chủ nhân một vườn táo ở Bàng La cho biết.
“Không riêng việc nâng sản lượng, chất lượng táo, việc trồng táo theo giàn khiến không gian vườn táo thoáng mát hơn, đẹp hơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ kết hợp việc trồng táo kết hợp du lịch tham quan, trải nghiệm thu hoạch táo” - Anh Dũng, chủ nhân một vườn táo ở Bàng La cho biết.
 Vào khoảng tháng 9 âm (tháng 10 dương lịch), thời điểm cây đang ra hoa người dân sẽ khoanh gốc cây để ức chế nhựa khiến cây sai quả hơn.
Vào khoảng tháng 9 âm (tháng 10 dương lịch), thời điểm cây đang ra hoa người dân sẽ khoanh gốc cây để ức chế nhựa khiến cây sai quả hơn.
Không riêng trồng táo theo giàn, người dân Bàng La kết hợp chăn nuôi gà trong vườn để giúp bắt sâu, diệt cỏ dại quanh gốc táo.
Không riêng trồng táo theo giàn, người dân Bàng La kết hợp chăn nuôi gà trong vườn để giúp bắt sâu, diệt cỏ dại quanh gốc táo.
Hiện nay, táo Bàng La là loại cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Số hộ trồng táo đã lên tới hơn 900 hộ. Trong đó có những hộ trồng nhiều nhất từ 400 - 500 gốc táo. Thu nhập từ việc trồng táo mang lại cho người dân Bàng La hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, táo Bàng La là loại cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Số hộ trồng táo đã lên tới hơn 900 hộ. Trong đó có những hộ trồng nhiều nhất từ 400 - 500 gốc táo. Thu nhập từ việc trồng táo mang lại cho người dân Bàng La hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

http://danviet.vn/ngon-sach-la/la-tao-y-nhu-nho-trong-gian-ket-tung-chum-qua-gion-tan-ngot-lim-1060256.html

Theo Hoàng Dương - Phương Linh (Tiền Phong/danviet.vn)

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).