Lá dong làng Ia Sik

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Càng gần Tết Nguyên đán, những vườn lá dong xanh mướt của các hộ dân ở làng Ia Sik (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng nói cười.

Với người dân nơi đây, loài cây trồng thân thuộc chứa đựng giá trị vật chất lẫn tinh thần này như một nét đẹp riêng của Ia Sik, nhất là trong dịp cuối năm, khi sắc xuân vừa chạm ngõ.

Bà Đỗ Thị Ngơi (làng Ia Sik) vui mừng khi lá dong được thương lái tới thu mua với giá cao. Ảnh: T.D

Bà Đỗ Thị Ngơi (làng Ia Sik) vui mừng khi lá dong được thương lái tới thu mua với giá cao. Ảnh: T.D

Ia Sik là làng duy nhất ở Ia Nhin trồng được cây lá dong nhờ có hồ nước tự nhiên. Vốn là cây dễ trồng nhưng lá dong chỉ thích hợp với nơi có độ ẩm cao, gần mặt nước. Những ngày này, các thương lái gần xa tìm đến tận vườn đặt hàng. Bà Đỗ Thị Ngơi cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, gia đình tôi chủ động nhân giống, mở rộng diện tích trồng hơn 2 sào cây lá dong. Đây là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại và có thể cho thu hoạch nhiều lần trong năm. Năm nào vườn lá dong của gia đình tôi cũng cho thu hoạch 2 vụ, mỗi vụ thu về 5-7 triệu đồng”.

Bà Ngơi cho biết thêm: Thông thường, lá dong sau khi thu hoạch sẽ được phân loại, chia theo từng bó (mỗi bó 100 lá) và có giá bán khác nhau. Lá có phiến to, đẹp thì giá 100 ngàn đồng/bó; lá nhỏ thì 80 ngàn đồng/bó. So với trước kia thì lá dong hiện được bán quanh năm, nhưng rộ nhất là vào dịp cận Tết Nguyên đán để phục vụ gói bánh chưng, bánh tét và một số loại bánh khác như: bánh nếp, bánh tẻ… Vì nhu cầu tiêu thụ lá dong trên thị trường trong mùa Tết gia tăng nên lá dong cũng được khách hàng tìm tới tận nơi để mua.

Tương tự, vào mùa Tết, gia đình ông Nguyễn Đức Tính cũng có thêm nguồn thu từ 3 sào cây lá dong với khoảng 7-10 triệu đồng. Mỗi năm, vườn lá dong nhà ông Tính cho thu hoạch 2 vụ: 1 vụ vào tháng 7 âm lịch và 1 vụ vào dịp Tết Nguyên đán. “Nếu như trước đây, lá dong rừng thường được mọi người lựa chọn để gói bánh thì hiện lá dong trồng ở vườn cũng được người dân sử dụng bởi màu sắc và hình thức đẹp. Sau mỗi lần cắt lá bán, tôi tỉa cành, bón phân chuồng để cây tiếp tục phát triển tốt, cho ra lá vào vụ tới”-ông Tính cho hay.

Ông Nguyễn Đức Tính (áo trắng, thôn Ia Sik) có thêm nguồn thu từ 3 sào cây lá dong với giá bán từ 7 triệu đồng-10 triệu đồng. Ảnh: Trần Dung

Ông Nguyễn Đức Tính (áo trắng, thôn Ia Sik) có thêm nguồn thu từ 3 sào cây lá dong với giá bán từ 7 triệu đồng-10 triệu đồng. Ảnh: Trần Dung

Đến làng Ia Sik vào những ngày cuối năm, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân tất bật cắt tỉa lá dong để phục vụ thương lái vào thu mua. Trước đây, cây lá dong chủ yếu mọc tự nhiên, phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Một vài năm trở lại đây, nhận thấy thị trường có nhu cầu cao, nhiều hộ dân đã chủ động nhân giống, tận dụng diện tích gần ao, hồ để phát triển loại cây trồng này. Người dân Ia Sik trồng 2 loại lá dong nếp và lá dong bầu. Nhưng được ưa chuộng nhất và phù hợp để gói bánh chưng là lá dong nếp nhờ phiến lá dài và rộng, mỏng mà dai, màu xanh ngắt, có mùi thơm. Bánh chưng gói bằng lá dong nếp khi luộc chín có màu xanh tự nhiên, vừa đẹp mắt lại giữ hương thơm đặc trưng. Ông Phan Đức Hồng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Sik-cho hay: “Làng có 156 hộ thì có 80 hộ trồng lá dong với diện tích gần 5 ha. Nhà trồng ít thì nửa sào, nhiều thì vài sào; mỗi sào cho thu nhập 2-3 triệu đồng. Không chỉ tăng thêm nguồn thu cho gia đình, việc chủ động trồng lá dong của người dân còn góp phần gìn giữ loại nguyên liệu dùng để gói bánh chưng, làm cho Tết Việt càng thêm ấm áp và đậm đà bản sắc dân tộc”.

Ông Nguyễn Thế Chiến Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nhin-thông tin: Xã Ia Nhin chỉ có duy nhất làng Ia Sik trồng được cây lá dong. Việc tận dụng diện tích gần mặt nước để trồng cây lá dong là một cách phát triển kinh tế hiệu quả. Lá dong ở làng Ia Sik có phiến to, màu xanh đẹp, dễ gói bánh nên được khách hàng ưa chuộng. Từ ngày 15 tháng Chạp là thời điểm cây lá dong bước vào vụ thu hoạch chính nhưng hiện đã có thương lái vào tận nơi đặt hàng. Với sự chủ động của người dân cùng sự định hướng của địa phương, mô hình trồng cây lá dong đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.