Kỳ vọng từ dự án trồng cà gai leo của cô gái Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mong muốn thay đổi tư duy sản xuất và ứng dụng công nghệ cao để nâng cao thu nhập, chị Hồ Thị Viên (29 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê, Gia Lai) đã nảy ra ý tưởng trồng cây cà gai leo-một loại cây dược liệu có từ lâu đời tại địa phương-theo hướng hữu cơ để sản xuất trà dược liệu.
Được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền địa phương, cuối năm 2018, cô gái Bahnar Hồ Thị Viên đã mạnh dạn thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây cà gai leo theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã An Khê”. Theo khảo sát, cây cà gai leo rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở An Khê. Cùng với đó, việc Bộ Y tế đang hướng đến xây dựng các vùng trồng cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp nguồn dược liệu sản xuất thuốc tại chỗ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để chị Viên quyết tâm thực hiện dự án.
 Chị Hồ Thị Viên bên vườn ươm cây giống cà gai leo. Ảnh: T.T
Chị Hồ Thị Viên bên vườn ươm cây giống cà gai leo. Ảnh: T.T
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy An Khê: “Chị Hồ Thị Viên là người tiên phong, năng nổ trong việc thực hiện dự án. Với sự hỗ trợ của các ban, ngành chuyên môn địa phương và quyết tâm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để thoát nghèo, hy vọng rằng chị Viên và bà con sẽ thành công”.

Với vốn kiến thức có sẵn, chị Viên nhanh chóng hình thành dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây cà gai leo theo hướng hữu cơ trên địa bàn thị xã An Khê”. Chị ấp ủ dự định: “Tôi mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo kế sinh nhai cho bà con người Bahnar trong xã. Từ đây, dự án sẽ tạo dựng thương hiệu Trà dược liệu Pơ Nang, giúp người dùng cải thiện sức khỏe”.
Đến nay đã có 10 hộ dân trong làng Pơ Nang tham gia dự án và đang tiến hành xuống giống cà gai leo. Trên diện tích thí điểm gần 2 ha, cây cà gai leo được trồng theo hướng hoàn toàn hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao. Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An làm các khâu trung gian nhằm đảm bảo ổn định từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho dự án nguồn đất để xuống giống 2 ha cây cà gai leo, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật ươm giống trồng, thu hoạch… “Tiếp cận với công nghệ mới như bón phân hữu cơ, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt… bà con dân tộc thiểu số còn khá bỡ ngỡ. Rất may có chị Viên, người tiên phong, năng nổ làm cùng nên bà con rất yên tâm và phấn khởi sản xuất”-ông Cảnh nói.
Hàng chục ngàn cây giống cà gai leo đang được ươm mầm thành công trong vườn của chị Viên để phục vụ cho dự án nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong vùng. Hiện dự án đã lọt vào tốp 20 trong số 128 dự án nông nghiệp trong cả nước được Ủy ban Dân tộc đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, như chị Viên bộc bạch: “Dù có thể không được lọt sâu vào vòng trong để được nhận tài trợ của Ngân hàng Thế giới nhưng tôi cùng bà con dân tộc Bahnar nơi đây vẫn quyết tâm theo đuổi dự án để phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương mình”.
Chủ tịch UBND xã Tú An cho biết thêm: “Từ thành công bước đầu của dự án thí điểm trồng cà gai leo, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích tại một số làng trên địa bàn, trước mắt là làng Nhoi và làng Hòa Bình để nâng cao hiệu quả sản xuất loại cây dược liệu này”.
 THUẬN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.