Đi học nghề - về làm chủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều thanh niên tỉnh Bến Tre sau khi tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc... về quê vươn lên làm giàu.
Hiện, tại 2 huyện Ba Tri và Giồng Trôm của tỉnh này đã xuất hiện nhiều “làng xuất khẩu lao động” với các ông chủ, bà chủ “kiểu mới” góp phần rất lớn cho công tác giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.
“Đi học nghề - về làm chủ” cũng là chủ đề được Tỉnh ủy Bến Tre hình thành sau nhiều năm đúc rút kinh nghiệm trong khi tập trung cho công tác này.
Gia đình anh Bùi Thanh Phương, ở xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khởi nghiệp bằng nông nghiệp sạch sau khi có vốn liếng từ việc đi xuất khẩu lao động
Gia đình anh Bùi Thanh Phương, ở xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri, tỉnh Bến Tre, khởi nghiệp bằng nông nghiệp sạch sau khi có vốn liếng từ việc đi xuất khẩu lao động
Cả dòng họ phất lên nhờ xuất khẩu lao động
Cả họ nhà ông Ngô Văn Linh (56 tuổi, ngụ xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri) khá giả lên từ khó khăn, nhiều người trong đó đã mở công ty, cửa hàng kinh doanh có liên quan đến công việc khi sang Nhật lao động. Đây chỉ là thiểu số trong rất nhiều gia đình tại xứ dừa Bến Tre hiện nay. Ông Linh kể, khoảng năm 2000, gia đình ông khốn khó trong cảnh đông con vì việc cày cấy của vợ chồng ông nỗ lực lắm chỉ đủ tiền gạo, tiền chợ. Khi đó, chỉ cần có thành viên nào trong gia đình đau bệnh là phải chạy nợ, 2 người con lớn của ông lên TP.HCM học nghề đã khiến một số thửa ruộng của ông phải “sang tên đổi chủ”.
“Người tiên phong chạy nợ đưa con đi xuất khẩu lao động là bà chị của tôi. Tầm năm 2002, cháu nó trở về được số vốn rồi mở làm ăn ngoài chợ xã, cả nhà khá lên. Quan trọng hơn là trông cháu nó đĩnh đạc hẳn ra, làm gì cũng rõ ràng, rành mạch, tác phong và ý thức công việc rất tốt. Lúc ấy, thằng lớn tên Ngô Trường Chinh vừa học xong nghề cơ điện là tôi đã làm hồ sơ sẵn cho nó đi ngay”, ông Linh nhớ lại.
“Điều quan tâm nhất của anh em chúng tôi trước và trong khi làm việc bên nước bạn không chỉ đi để có được nhiều tiền giúp gia đình vượt qua khốn khó mà hơn hết là “đi để học nghề”, học cái hay ở nước bạn rồi chọn lọc lại xem cái nào phù hợp để về áp dụng. Học ở đây không hẳn là công nghệ mà học tác phong, ý thức và cách tổ chức môi trường làm việc cho mình”, anh Ngô Trường Chinh nói.
Ông Hồ Xuân Sơn, cán bộ LĐ-TB-XH xã An Ngãi Trung, cho biết từ năm 2015 đến nay, mỗi năm địa phương có hơn 35 em “bay” đi các nước Nhật và Hàn Quốc. Khi về nước, với số tiền tích lũy được sau ba năm làm việc ở nước ngoài, nhiều em đã mạnh dạn đầu tư để “khởi nghiệp” kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… khá thành công.
“Có đi nước bạn mới hiểu nông nghiệp sạch… làm dễ ợt”
Đó là lời tâm sự hết sức thật thà của anh Bùi Thanh Phương (35 tuổi), chàng thanh niên xuất thân từ gia đình lao động nghèo ở ấp An Định 1, xã An Ngãi Trung, H.Ba Tri. Năm 2013, anh Phương trở về quê đã lập tức dùng gần hết 900 triệu đồng tiền vốn liếng kiếm được ở xứ người, thuê hơn 1 ha đất trồng đậu phộng và làm nhà xưởng sản xuất nấm rơm theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
“Trước khi đi, tôi đã học làm nấm rơm nhưng vì vốn liếng không có đành phải gián đoạn. Qua Nhật làm công nhân nhưng mỗi lúc rảnh rỗi là tôi bắt xe buýt đi xuống các làng quê nơi xứ họ làm nông nghiệp để xem và học theo. Tôi bất ngờ lắm vì đất đai làm nông nghiệp bên nước bạn không nhiều, nhưng họ làm chuyên canh, trồng cái gì ra cái đó theo từng vùng, từng khu vực, đặc biệt là luôn canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nghĩ đến đất đai phì nhiêu của quê mình, tôi đã ấp ủ nhiều khát vọng!”, anh Phương chia sẻ.
Từ 1 ha đất thuê ban đầu để làm nấm, đến nay anh Phương đã thuê mướn thêm hơn 3 ha để làm nấm và trồng đậu phộng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.
Theo tính toán của anh Phương, bình quân 1 công đất sẽ cho khoảng 2 tấn nấm/vụ (khoảng 45 ngày), với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg. Song song đó, hơn 6 công đất đậu phộng, bình quân khoảng 3 tháng là thu hoạch được hơn 3 tấn hạt, giá bán bình quân 18.000 đồng/kg. Mô hình “khởi nghiệp” này mang về cho gia đình anh Phương mỗi năm gần 1 tỉ đồng.
Tương tự, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Phạm Văn Hải (27 tuổi, ngụ ấp 3, xã Châu Bình, H.Giồng Trôm) cũng hiệu quả không kém. Mỗi năm, 800 m2, với 2.000 dây dưa anh Hải mang lại lợi nhuận cho gia đình gần 300 triệu đồng.
Theo anh Hải, mô hình này có tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 350 triệu đồng. Sau nhiều năm tự tìm thị trường, vườn dưa lưới hiện nay được bao tiêu với giá từ trên 35.000 đồng/kg. Trong năm làm từ 4 - 5 vụ dưa (mỗi vụ từ 60 - 70 ngày), mỗi vụ dưa đã cho sản lượng hơn 3 tấn, cho thu nhập ổn định khoảng 60 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Minh Lập cho biết hiệu quả từ thực tế từ các mô hình mà các thanh niên sau khi xuất khẩu lao động trở về quê thực hiện đã tạo thuận lợi rất nhiều cho việc thực hiện chủ trương này của Sở. Thông qua đó, các ngân hàng ngày càng chủ động tích cực hỗ trợ vốn vay tạo cơ hội cho thanh niên đi hợp tác lao động.
“Chúng tôi luôn đồng hành, tạo mọi thuận lợi cho các em sau khi về nước thực hiện các mô hình khởi nghiệp mới cho riêng mình. Cũng cần nhìn nhận rằng thời gian qua nhiều em về quê thực hiện các dự án có phần đơn giản nên hiệu quả đạt được chưa cao lắm. Dự kiến, trong năm 2019 tỉnh sẽ đưa 1.200 lao động đi xuất khẩu, chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Lập nói.
Bắc Bình (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.