Ký ức ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vào mùa này, cứ chiều đến là tôi phải đi tránh nóng bởi căn phòng nhỏ thật oi bức. Hiếm có ở đâu nắng nhiều như vùng “chảo lửa” này. 
Nắng dựng đứng từ trên xuống, như đổ lửa xuống căn phòng mấy chục mét vuông. Mây trắng và những chiếc máy bay vẫn bận rộn trên nền trời xanh cao tít như chẳng bao giờ biết có ô cửa sổ bé nhỏ của tôi dưới này. Ô cửa mà ngày ngày tôi vẫn ngồi viết ra những con chữ để rồi cũng chỉ theo gió và nắng bay đi và tan biến. Mùa hè là những đêm người ta thức nhiều hơn ngủ.
Tháng 6 về, cái nóng lật tung tất cả những tấm thảm, chăn, nệm ghế… và cả những ý nghĩ cũ kỹ lên bằng hơi thở của vũ trụ. Ấy vậy mà chính cái nóng bức bối, ngột ngạt lại làm người ta nhận ra lòng mình trẻ hơn. Bất giác, tôi quên khuấy 20 năm đã qua, lại mặc áo thun không cổ, quần short, dép xỏ ngón xuống vỉa hè uống ly trà chanh, nghe gió thanh xuân thổi dọc phố thị mùa hè như những ngày xưa.
Bao lâu nay, ta chẳng mấy bận tâm đến hàng cây đang vươn mình lớn lên dọc phố. Vào những đêm mùa hè, tiếng điều hòa “ro ro” kèm theo những giọt nước nhỏ xuống hiên vắng. Từng giọt nước ấy liệu có đủ tưới mát cho những gốc cây cô đơn bị bủa vây giữa bụi và ánh đèn hay chỉ thoáng chốc chạm vào nền đất khô rốp rồi bốc hơi, tan biến.
Nhớ một thời, vào những đêm nóng bức thế này, tôi và những người bạn lại phóng xe đạp lên đập nước ở rìa thị trấn, ngồi tán gẫu với bim bim, vài chai nước mang theo cho đến khi đêm chùng xuống, hơi mát dâng lên, mới về nhà ném mình vào giấc ngủ. Mỗi năm thêm một tuổi, người ta lại “bám rễ” sâu hơn vào cuộc sống, vơi dần những nông nổi như hạt hoa bay bồng thuở nào. Bớt những chuyến ngược xuôi vào Nam ra Bắc để tìm đường, nhận đường; bớt mong ngóng bon chen. Thử hỏi: Ta đi đâu tránh nóng khi chính ngôi nhà, những viên đá lát, hàng cây và những kỷ niệm của ta gắn bó nơi miền “chảo lửa” này đang lên “cơn sốt” vô hình ấy? Ta chờ gió ở đâu thổi đến nếu không biết tự làm dịu mát chính lòng mình. Cái nóng mùa hè có thể làm da mẩn ngứa, thân thể tứa mồ hôi nhưng đâu có đáng sợ bằng sự nông nổi, ảo tưởng và ngờ nghệch. Có những đêm đông lòng ta còn oi bức hơn cả đêm hè là bởi can cớ gì?
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mùa hè là của những người thật trẻ. Dám thức khuya để kể cho nhau nghe những dự định cả tin và bồng bột một thời, để nhớ về cô bạn gái cũ. Hình như đêm mùa hè nào oi nóng cũng là đêm ký ức, bao nhiêu vụng dại lại hiện về trong trí nhớ. Nếu không có đêm mùa hè để trút cạn, thử hỏi, ký ức còn xếp chồng, xếp lớp đến bao giờ.
Hơi thở của vũ trụ đã len lỏi vào gió, vào nhịp thở của mỗi người. Đêm mùa hè trong veo khi đất trời như nở thêm ra bằng sức nóng ấy. Những hàng cây mới trồng lại văng vẳng tiếng ve, con ve cũng đâu biết được cái sứ mệnh lớn lao của mình khi đã thành sứ giả của thời gian tự bao giờ. Mùa hè, ở đồng bằng hay miền núi, làng quê hay phố thị đều gần lại trong sự oi nồng quen thuộc. Nóng bức đấy mà cũng dịu dàng đấy bởi những cơn mưa bất chợt ùa về. Mưa như bản nhạc không lời, một thứ siêu ngôn ngữ của ký ức hôm qua, của khát vọng ngày mai.
Đêm mùa hè ngắn lắm nhưng chỉ cần thế là đủ những cung bậc cảm xúc để ai đó rung lên những suy cảm riêng mình.
BÙI VIỆT PHƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.