Kỳ tích xã đảo Tân Hiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 3 năm liên tục, trên địa bàn xã không có hộ nghèo; là xã đầu tiên tự cân đối thu chi ngân sách của tỉnh Quảng Nam; địa bàn dân cư không xảy ra trộm, cướp… Đó là những kỳ tích của xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi có điểm du lịch sinh thái nổi tiếng - đảo Cù Lao Chàm.

Không hộ nghèo

Năm 2009, Cù Lao Chàm được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, khởi đầu cho làn sóng du lịch phát triển mạnh mẽ nơi đây. Lượng du khách gia tăng làm phát sinh những nhu cầu về ăn ở, đi lại và cung cấp dịch vụ...

 

Du khách bơi lặn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm.
Du khách bơi lặn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm.

Cũng như nhiều người dân trên đảo, ông Nguyễn Văn Pháp (thôn Bãi Làng) có thêm một nghề mới ngoài những ngày không đi biển, đó là chạy xe ôm. Khách đến Cù Lao Chàm thường yêu cầu ông chở đi thăm thú những nơi trên đảo như Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương… Tùy theo lượng khách, mỗi ngày ông Pháp có thể kiếm được 200.000 - 300.000 đồng. “So với đi biển thì chạy xe ôm dễ có tiền, lại nhẹ nhàng hơn nhiều”, ông Phát nói.

Tương tự, từ ngày có thêm nghề xe ôm, cuộc sống gia đình chị Nguyễn Thị Khách cũng trở nên dễ chịu hơn. Nhìn người phụ nữ dễ mến đon đả trả lời vui vẻ, nhiệt tình với khách đến hỏi chuyện, chúng tôi cảm nhận được sự chân chất của người dân xã đảo.

“Việc phụ nữ chạy xe ôm có thể là hiếm gặp ở nhiều nơi, nhưng tại đảo này thì lại rất nhiều. Nhờ thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch nên chị em chúng tôi cũng văn minh hơn. Công việc này nhẹ nhàng, thu nhập tương đối ổn định, lại có thời gian làm vườn và đánh bắt hải sản... Hiện tại, đội xe ôm xã Tân Hiệp có 74 thành viên. Mỗi sáng, các xe chia phiên tập trung về bến cầu Bãi Làng chờ khách từ đất liền ra”, chị Khách cho biết thêm.

Thêm một điều thú vị, hầu hết các hướng dẫn viên du lịch đều là người dân trên đảo. Anh Thanh, một hướng dẫn viên “made in xã đảo”, cho biết mỗi ngày anh phục vụ một tour, khách do các công ty du lịch trong đất liền đưa ra, có khi khách quá đông thì phải ghép nhiều đoàn lại mới đủ hướng dẫn viên. Thời gian làm việc cũng nhàn nhã, sáng đón khách từ cầu cảng, chiều tiễn khách, nên có thể làm thêm nhiều việc như đưa khách đi câu cá, hướng dẫn khách đánh bắt cá... Công việc hướng dẫn viên mang lại cho anh thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền khách cho thêm. Vào những tháng mưa gió, ít khách du lịch, các “hướng dẫn viên” chuyển qua làm vườn và phụ giúp công việc gia đình.

Ngoài cung cấp các dịch vụ cho khách như hướng dẫn tham quan, kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm, vận chuyển…, thì một trong những phương thức kinh doanh du lịch tại Cù Lao Chàm mang lại doanh thu cao là hoạt động lưu trú nhà dân (homestay). Trên đảo hiện có 32 hộ tham gia đón khách theo mô hình lưu trú này. Khách ở homestay, ngoài sinh hoạt trải nghiệm cuộc sống gia đình cùng chủ nhà, còn có thể tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất thường nhật với người dân như chài lưới, đánh cá, làm vườn…  Khách thuê nhà đa phần là người nước ngoài muốn ra đảo tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Bên cạnh tham quan đảo, khách còn thuê thuyền thúng để đi câu, kéo lưới, tắm biển, lặn ngắm san hô… Trung bình số tiền khách phải trả cho chủ nhà từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày đêm (bao gồm ăn uống). Bình quân một năm mỗi gia đình hoạt động homestay đón khoảng gần 200 khách, tổng thu nhập ước trên 150 - 200 triệu đồng.

Thống kê cho thấy, trong số hơn 2.400 nhân khẩu sống trên đảo, hầu như ai cũng có việc làm liên quan đến du lịch. Lớn thì kinh doanh lưu trú, mở nhà hàng; nhỏ thì buôn bán hàng lưu niệm, hái rau rừng, hái lá thuốc, lặn biển bắt hải sản (tôm, cua, ốc…) cung ứng cho khách. Với nguồn thu từ du lịch, ngân sách của xã cũng không ngừng tăng cao. Báo cáo 9 tháng đầu năm 2017 cho biết, tổng thu ngân sách trên địa bàn xã đạt hơn 18,5 tỷ đồng, vượt 182%. Năm 2016, bình quân thu nhập trên đảo khoảng 34,5 triệu đồng/người, được UBND tỉnh tặng giấy khen là xã có thu nhập cao của tỉnh. Từ năm 2015, toàn xã đảo đã không còn hộ nghèo. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên Tân Hiệp tự cân đối thu - chi ngân sách, trở thành xã đầu tiên trong toàn tỉnh Quảng Nam thực hiện được việc này.

 

Đan võng ngô đồng, nghề truyền thống của người dân xã Tân Hiệp.
Đan võng ngô đồng, nghề truyền thống của người dân xã Tân Hiệp.

Không trộm cướp

Xã đảo Tân Hiệp gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ là Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông; xã nằm cách bờ biển Cửa Đại (Hội An) khoảng 15km. Tuy nhiên, dân cư hầu hết sinh sống tại Hòn Lao - đảo chính lớn nhất trong quần thể. Muốn ra vào đảo, phương tiện duy nhất là tàu gỗ và thuyền cao tốc. Trừ khách du lịch đi thuyền cao tốc, đa số người dân trên đảo muốn vào đất liền hoặc vận chuyển hàng hóa, phương tiện chủ yếu vẫn là tàu gỗ mỗi ngày một chuyến ra vào.

Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm Cù Lao Chàm đón khoảng 500.000 lượt khách; riêng 9 tháng đầu năm 2017, toàn xã đón 367.000 lượt khách tham quan lưu trú. So với dân số trên đảo chừng 2.400 nhân khẩu, bình quân 1 người dân Cù Lao Chàm phải “gánh” gần 153 khách. Khách gia tăng đến độ năm 2016 TP Hội An phải “cấp tốc” yêu cầu… hạn chế khách ra đảo, quy định mỗi ngày chỉ được đón tối đa 3.000 lượt khách và mỗi thuyền du lịch chỉ được quay đầu chở khách một lần trong ngày, vì lo sợ cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ nơi đây quá tải, thậm chí vỡ khách.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn, vì tài nguyên nước, thực phẩm cung cấp trên đảo có hạn, kể cả việc xử lý vấn đề rác thải từ các hoạt động du lịch cũng có giới hạn, du khách tăng cao sẽ tạo ra những áp lực lớn lên đảo. Song cùng với biện pháp giới hạn khách, việc tăng giá bán tour cho khách tham quan từ 400.000 đồng lên 550.000 - 650.000 đồng/khách (tùy đi theo đoàn hoặc lẻ) nhằm giúp đảo tránh được những áp lực từ việc gia tăng du lịch nhưng doanh thu vẫn đảm bảo, thậm chí cao hơn.

Một kỳ tích hiếm nơi nào có được chính là “danh hiệu” xã không có trộm cướp, kể cả trộm cắp vặt. Theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, ngoài vị trí đặc thù của đảo thì du lịch phát triển đã giúp người dân có thu nhập, ý thức người dân cũng nâng cao hơn. “Du lịch phát triển ai cũng bận rộn kiếm tiền, đâu còn thời gian rảnh như trước đây. Do đó, các tệ nạn như trộm cắp vặt hay mất con gà, con vịt hầu như đã hết từ lâu. Còn cướp giật thì càng không xảy ra vì ở đây diện tích nhỏ hẹp, bốn mặt là biển, nếu có cướp xong thì chạy đi đâu ra khỏi đảo được”, ông An dí dỏm. Riêng 2 năm 2015, 2016, toàn xã không xảy ra vụ trộm cướp, mất an ninh trật tự nào.

Đa số du khách lần đầu đến đảo đều không khỏi bất ngờ khi thấy xe máy để  khắp nơi, thú vị hơn, khi hầu như các xe không rút chìa khóa mà buộc một sợi dây gắn nối chìa khóa vào xe. Ông Nguyễn Xin, Trưởng thôn Bãi Hương (Tân Hiệp) khẳng định, nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn thôn không xảy ra vụ trộm cắp nào. Ông Xin cho biết. Thôn Bãi Hương có 84 hộ dân, 332 nhân khẩu, chủ yếu làm du lịch dịch vụ, buôn bán nhỏ hoặc vừa làm biển vừa làm du lịch, ai cũng có đời sống no đủ. Thôn Bãi Hương cũng như Tân Hiệp đã trở thành thôn, xã duy nhất của tỉnh Quảng Nam đảm bảo được các chỉ tiêu về dân sinh no đủ, trật tự xã hội, an toàn, an ninh được đảm bảo, một điều mơ ước của rất nhiều địa phương nhưng không phải đâu cũng làm được.

Ngọc Phúc/sggp

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.