Kon Tum:Hàng loạt gỗ rừng kích thước lớn bị đốn hạ tại huyện Sa Thầy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 3-1-2019, Chi cục Kiểm lâm vùng IV cho biết, vừa phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
 
Số lượng cây bị cưa hạ dấu còn mới nguyên
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h sáng ngày 1-1-2019, Chi cục Kiểm lâm vùng IV phối hợp với Đội đặc nhiệm Cục Kiểm lâm Việt Nam; Chi cục Kiểm lâm Kon Tum; Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy và UBND xã Ya Tăng tiến hành kiểm tra tại khoảnh 9, tiểu khu 637 thuộc Lâm phần quản lý của UBND xã Ya Tăng.
Tại đây, Đoàn đã kiểm tra phát hiện 19 gốc cây đã bị khai thác, đường kính mặt cắt gốc từ 22cm đến 105cm. Kiểm tra xung quanh hiện trường tiếp tục phát hiện 24 lóng gỗ với khối lượng gần 24 khối.
 
Đoàn kiểm tra phát hiện 24 lóng gỗ tại hiện trường với số lượng gần 24 khối
Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra, số gỗ trên nằm từ nhóm IV đến nhóm VI, đồng thời Đoàn cũng xác định khu vực này là rừng tự nhiên, các đối tượng đã dùng cưa xăng cắt hạ cây sau đó dùng tời kéo ra tuyến đường vận chuyển nông sản của dân để vận chuyển gỗ ra khỏi điểm khai thác.
Sau khi tiến hành lập biên bản, Đoàn thống nhất giao cho Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy trông coi toàn bộ hiện trường khu vực bị khai thác nói trên.
 
Nhiều cây gỗ có đường kính lớn lên đến 105cm
Chiều ngày 3/1, trao đổi với PV Infonet, ông Võ Minh Văn - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án và chuyển qua cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
“Với số lượng gỗ như thế này chắc chắn phải khởi tố vụ án, tuy nhiên công việc khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai mất khoảng 10 ngày”, ông Văn thông tin.
Hải Dương (infonet)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.