Kon Tum yêu cầu kiểm điểm các chủ đầu tư vì giải ngân vốn thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Kon Tum đạt dưới mức trung bình chung của cả nước, thấp nhất trong những năm qua.

Ngày 24.2, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có công văn về việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các chủ đầu tư liên quan đến kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt kết quả thấp.

Tính đến tháng 12.2023, tỷ lệ giải ngân của dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum đạt 14,4%

Tính đến tháng 12.2023, tỷ lệ giải ngân của dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum đạt 14,4%

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở KH-ĐT khẩn trương đề xuất cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật đối với các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân (tính đến ngày 31.1.2024) dưới 50% do nguyên nhân chủ quan.

UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, xử lý kỷ luật hành chính theo thẩm quyền và thông báo đến các tổ chức đảng có liên quan để đánh giá, xếp loại đảng viên năm 2023 theo đúng quy trình, quy định.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII ngày 7.12.2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Kon Tum đạt dưới mức trung bình chung của cả nước, thấp nhất trong những năm qua. Nhiều đơn vị được giao tổ chức thực hiện dự án có tỷ lệ giải ngân thấp như: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh (19,75%), Sở Y tế (9,57%), Sở GTVT (29,97%), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (30,25%), Chi cục Kiểm lâm (2,12%).

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Kon Tum đạt dưới mức trung bình chung của cả nước

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Kon Tum đạt dưới mức trung bình chung của cả nước

Tỷ lệ giải ngân thấp nhất nằm ở các dự án: đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 676 nối H.Kon Plông (Kon Tum) với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà (Quảng Ngãi) đạt 33%; đường giao thông từ xã Đăk Pne (H.Kon Rẫy, Kon Tum) đi H.Kbang (Gia Lai) đạt 10,1%; kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla trên địa bàn TP.Kon Tum đạt 10,3%; đường trục chính phía tây TP.Kon Tum đạt 14,4%; đường trung tâm phía nam thị trấn Plei Kần đạt 15,6%.

Một số nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn thấp là do thủ tục đầu tư qua nhiều ngành, nhiều cấp; một dự án đầu tư tầm trung sau khi có chủ trương đầu tư để triển khai được cần ít nhất 6 tháng nếu thuận lợi, không vướng rừng, đất, môi trường...

Ngoài ra, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là hạng mục khó khăn nhất. Đối với giá cả, đất đai, tài sản phải thu hồi, nếu giá thấp người dân không đồng thuận, giá cao thì không có căn cứ. Chưa kể chính sách không đầy đủ, không phù hợp đền bù tài sản của doanh nghiệp nhà nước, hợp đồng nhận khoán công ty cao su; nguồn gốc đất đai không rõ ràng cần phải kiểm tra, thanh tra.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null