Kon Tum: Quy tập được 15 hài cốt trên đỉnh Chư Tan Kra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 15 hài cốt liệt sĩ được xác định là của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, hay thường gọi với tên Trung đoàn “lính mũ sắt”, chủ yếu là những người con Hà Nội, đã hy sinh trong trận đánh ngày 26-3-1968, với quân Mỹ thuộc căn cứ FSB14 ở Đồi Tranh trên đỉnh Chư Tan Kra, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. 
 Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm, nguyên Cục phó Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, QĐND Việt Nam, nguyên chiến sĩ Trung đoàn 66 xúc động trước những di vật của đồng đội. Ảnh: Trung Kiên
Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm, nguyên Cục phó Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, QĐND Việt Nam, nguyên chiến sĩ Trung đoàn 66 xúc động trước những di vật của đồng đội. Ảnh: Trung Kiên
Trước đó đoàn cựu chiến binh Trung đoàn 209 do Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm, nguyên Cục phó Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, QĐND Việt Nam, nguyên chiến sĩ Trung đoàn 66 Tây nguyên đã đến Bộ CHQS tỉnh Kon Tum  đề nghị giúp đỡ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Trung đoàn 209 và Trung đoàn 66 hy sinh trong các năm 1968, 1969 trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Sau hơn 12 ngày triển khai, lực lượng tìm kiếm, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Ban CHQS huyện Sa Thầy phối hợp với các cựu chiến binh Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 đã phát hiện và cốt bốc được 15 hài cốt liệt sĩ. Trong 15 hài cốt liệt sĩ tìm thấy lần này có 11 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy trong một hố chôn tập thể.
Di vật của các liệt sĩ thu thập được rất nhiều gồm: tăng, võng, dây dù, dao, cuốc, xẻng, bình Tông đựng nước, bát B52, bút máy kim tinh, thau chia cơm, đĩa hai ngăn. Đặc biệt trên 3 bình Tông đựng nước có khắc các tên như: Mót, Trần Quý Lưu, Khiết và trên 2 bút máy kim tinh có khắc tên: Bá Thi và Nguyễn Văn Mô.
Trước đó, vào năm 2011 Cựu Chiến binh Trung đoàn 209 đã phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Kon Tum quy tập được 81 hài cốt liệt sĩ cũng hy sinh trong trận đánh ngày 26-3-1968 trên điểm cao 996 Chư Tan Kra, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Hiện di cốt và di vật của liệt sĩ quy tập được lần này đang đặt tại Ban CHQS huyện Sa Thầy để chuẩn bị tổ chức lễ truy điệu và an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Sa Thầy.
Trung Kiên

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.