Kon Tum lắp hộ lan bằng lốp cao su trên đoạn đèo dốc ở Quốc lộ 24

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
362m đường đèo dốc trên Quốc lộ 24 ở Kon Tum đã được lắp hộ lan bằng lốp cao su nhằm giảm thiểu thương vong nếu có tai nạn xảy ra. Trước đó, Quốc lộ 14 đoạn qua đèo Lò Xo cũng được lắp đặt hộ lan bằng lốp cao su.

362m đường đèo dốc trên Quốc lộ 24 ở Kon Tum đã được lắp hộ lan bằng lốp cao su nhằm giảm thiểu thương vong nếu có tai nạn xảy ra. Trước đó, Quốc lộ 14 đoạn qua đèo Lò Xo cũng được lắp đặt hộ lan bằng lốp cao su.

Tường hộ lan bằng lốp cao su được lắp ở Quốc lộ 24.

Tường hộ lan bằng lốp cao su được lắp ở Quốc lộ 24.

Ngày 20-2, Sở GTVT Kon Tum cho biết, đơn vị thi công đã hoàn thành lắp đặt tường hộ lan bằng lốp cao su trên đoạn đèo dốc ở Quốc lộ 24 (đoạn qua xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum).

Tường hộ lan được lắp tại 4 đoạn với chiều dài là 362m. Đây là một hạng mục nằm trong gói thầu số 4 của dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24, do Sở GTVT làm chủ đầu tư.

Tường hộ lan được xây dựng bằng cách đóng trụ thép sâu xuống đất, sau đó lấy lốp ô tô cũ dán chồng lên nhau, bên trong lốp được đổ đầy cát. Việc lắp đặt hộ lan bằng lốp cao su đã được Bộ GTVT phê duyệt, nhằm mục đích giảm thương vong nếu tai nạn xảy ra.

Ghi nhận thực tế của Phóng viên Báo SGGP, những điểm lắp hộ lan cao su, bên dưới là vực sâu. Nếu không có hộ lan này, khi tai nạn xảy ra, hậu quả sẽ vô cùng lớn khi xe gặp nạn có thể lao xuống vực.

Tại Kon Tum, hiện có ít nhất 2 tuyến quốc lộ được lắp hộ lan bằng lốp cao su. Ngoài Quốc lộ 24 nói trên, năm 2019, Quốc 14 đoạn qua đèo Lò Xo (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cũng được lắp đặt hộ lan bằng lốp cao su.

“Việc lắp đặt hộ lan bằng lốp cao su trên đèo Lò Xo đã phát huy tác dụng. Dù các vụ tai nạn vẫn xảy ra nhưng đã hạn chế thiệt hại về người và tài sản. Chính từ điều này mà Bộ GTVT đã phê duyệt phương án thiết kế ngay đoạn đèo Quốc lộ 24 có đường cua, dốc thì lắp hộ lan”, đại diện Sở GTVT Kon Tum cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.