Ám ảnh tai nạn trên đèo dốc Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm qua, các tuyến đường đèo qua địa phận tỉnh Kon Tum luôn trở thành nỗi ám ảnh đối với các tài xế xe khách, xe tải. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra gây nhiều thương vong…
Vụ tai nạn tại huyện Đăk Glei tối 12.2 khi xe tải bị lật, đè lên xe ô tô con khiến 6 người thương vong. Ảnh: Phương Kiếm

Vụ tai nạn tại huyện Đăk Glei tối 12.2 khi xe tải bị lật, đè lên xe ô tô con khiến 6 người thương vong. Ảnh: Phương Kiếm

Khác với những con đèo chạy dọc theo dải miền Trung, đường đèo qua tỉnh Kon Tum nổi tiếng nguy hiểm, vì đèo kéo dài hàng chục cây số, uốn lượn qua dốc cao thẳng đứng. Đèo Lò Xo vòng vèo uốn lượn hơn 30km qua những dãy núi nối Quảng Nam với Kon Tum.

Đèo Violăc chênh vênh bên sườn núi qua huyện Kon Plông nối tỉnh Quảng Ngãi. Đèo Văn Rơi nối huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô thường xuyên có sương mù, trơn trượt, đường nhỏ, dốc lại thẳng đứng làm thót tim tài xế.

Anh Nguyễn Lân (38 tuổi) – tài xế xe tải chở hàng tuyến Gia Lai – Đà Nẵng cho biết: “Do đường dốc kéo dài nên hầu hết các tài xế thường rà thắng liên tục, dẫn đến việc phanh bị đơ, nóng và bốc cháy. Đặc biệt với các xe chở hàng có tải trọng lớn thì việc mất thắng sẽ dẫn đến tụt dốc, đâm va vào vách núi hoặc rơi xuống vực”.

Xe tải chở hàng từ thiện lật tại đèo Văn Rơi tối 14.2 khiến 3 người thương vong. Ảnh: Phương Kiếm

Xe tải chở hàng từ thiện lật tại đèo Văn Rơi tối 14.2 khiến 3 người thương vong. Ảnh: Phương Kiếm

Các vụ tai nạn khi qua đèo ở Kon Tum thường xảy ra đối với các “bác tài” quen di chuyển đường đồng bằng, ít khi qua lại các đèo dốc nên còn thiếu kinh nghiệm.

Khi thấy đường cong, nhỏ hẹp, hiểm trở, dưới kia là vực sâu, các tài xế có tâm lý lo sợ lạc tay lái, cài sai số. Nhiều phương tiện đã cũ, lâu đời cũng khó khăn cho việc lưu thông qua đèo dốc.

Hiện nay, các cung đường đèo dốc qua Kon Tum vẫn còn hạn chế trong việc cắm biển cảnh báo, gương cầu lồi, hộ lan, phản quang… tại các khúc cua nguy hiểm, cũng gây khó khăn cho các tài xế quan sát.

Tài xế Trần Văn Lâm – trú huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum chia sẻ: “Để vượt đường đèo dốc qua Quảng Nam, xuống Quảng Ngãi hay về Gia Lai thì các tài xế phải kiểm tra kỹ hệ thống phanh xe, hạn chế chở tải trọng quá lớn. Ngoài ra, các tài xế cần hạn chế di chuyển trong khi thời tiết mưa gió, đường trơn trượt, tầm nhìn hạn chế, đặc biệt trong mùa mưa bão thường xuyên bị sạt lở”.

Trước các tuyến đường đèo đều có ghi số điện thoại của các đội cứu hộ cứu nạn. Tài xế cần lưu lại số để đến khi gặp bất trắc thì gọi điện để đội cứu hộ, người dân tới hỗ trợ, hoặc nhờ người lái xe có kinh nghiệm hơn đưa qua những đoạn đường khó, điểm đen nguy hiểm.

Còn nếu như phương tiện đã cũ, lâu đời, máy móc yếu thì tài xế có thể di chuyển theo tuyến Quốc lộ 19 về Bình Định, để lưu thông theo Quốc lộ 1. Dù quãng đường khá xa nhưng đổi lại được sự an toàn, yên tâm.

Hiện nay, tại đèo Lò Xo, Sở Giao thông Vận tải Kon Tum lắp các hệ thống lốp được sơn màu đỏ, trắng vừa để hộ lan vừa cảnh báo tài xế về đêm. Các đoạn đường cứu nạn để xe mất thắng chạy vào, hạn chế việc đâm va vào vách núi gây thương vong cao.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null