Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng sẽ kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác quản lý nhà nước về xây dựng đã được Bộ Xây dựng đẩy mạnh thực hiện, trong đó đáng chú ý là công tác quản lý nhà nước về bất động sản. Cụ thể, ngoài việc tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc, đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cho phù hợp với thực tiễn, Bộ Xây dựng tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở tại các địa phương.
Đến nay, trên cả nước đã có 61/63 địa phương đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở (trong đó 47 địa phương đã xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030; 14 địa phương mới thực hiện xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và đang chuẩn b điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đến 2030).
Đáng chú ý, phân khúc nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội cho thuê cũng được đẩy mạnh phát triển. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019.
 
Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ
Kiểm soát chặt chẽ quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Dự án "Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030" đã phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Dự án.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6/2020, số dự án được cấp phép mới hạn chế do vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng (các DN tập trung cơ cấu lại bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương tập trung cao độ cho nhiệm vụ chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nên hiệu suất giải quyết công việc bị suy giảm).
Còn theo tổng hợp từ 34/63 địa phương, tính đến hết tháng 5/2020, lượng sản phẩm giao dịch thành công chỉ đạt khoảng 16% so với tổng lượng sản phẩm hiện có trên thị trường, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trong Diễn đàn bất động sản mới đây Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, giải pháp về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội: Cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, từ đó có thể huy động được hơn 60.000 tỷ để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay xây nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê nhà ở xã hội.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung theo quy trình rút gọn một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội như cơ chế dành quỹ đất 20%, về xác định lợi nhuận định mức, về hoàn trả nghĩa vụ tài chính, về tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội...
Cùng với đó, ông Sinh cho biết, Dự thảo Nghị quyết về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp đang được Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện và dự kiến trình Chính phủ thông qua trong quý III/2020.
Theo đó, nhà ở thương mại giá thấp để bán có tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, diện tích sử dụng dưới 70m2, giá bán không quá 20 triệu đồng/m2; tối đa một căn hộ được bán với giá không vượt quá 1,5 tỷ đồng (bao gồm cả VAT). Nghị quyết này sẽ đưa ra nhiều nhóm cơ chế chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, về thuế, về thủ tục đầu tư xây dựng, về cơ chế huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào loại hình nhà ở này.
Trần Kháng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.