Khuyến khích cá nhân, tổ chức đưa ra các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, tiết kiệm năng lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn ĐBQH Bình Định) khi tham gia thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

ĐB Nguyễn Văn Cảnh đồng tình với các quy định về ưu đãi đối với các phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, hydrogen, nhiên liệu tổng hợp, sinh học được quy định trong dự thảo Luật.

ĐB Nguyễn Văn Cảnh phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 28.5. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

ĐB Nguyễn Văn Cảnh phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 28.5. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Tuy nhiên, ĐB Cảnh đề xuất bổ sung nội dung cần ưu tiên đó là khuyến khích cá nhân, tổ chức đưa ra các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý để các phương tiện đi lại được nhanh chóng, thông suốt. Bởi theo ông, nội dung này cũng giúp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu giao thông bị tắc nghẽn, mọi người dù có đi xe xăng, xe điện, xe hybrid, xe sử dụng khí hóa lỏng… cũng đều phải tiêu hao năng lượng hơn bình thường, vẫn sẽ tốn năng lượng hơn nhiều so với sử dụng xe xăng bình thường mà đi lại được thông suốt.

ĐB Cảnh cũng dẫn chứng: Theo thống kê, chỉ riêng TP Hồ Chí Minh đã thiệt hại khoảng 6 tỷ USD/năm, TP Hà Nội hơn 1 tỷ USD/năm do ùn, tắc giao thông. Từ đây cũng có thể hình dung lãng phí do ùn tắc giao thông trên cả nước rất lớn. Nhất là lãng phí về thời gian, tác hại đến sức khỏe và môi trường; trong đó có lãng phí không nhỏ về sử năng lượng từ các phương tiện do hậu quả của ùn, tắc giao thông, đẩy chi phí logistics tăng cao, tăng giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. TP Hà Nội cũng từng phát động các cuộc thi để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

Mô hình tổ chức giao thông tại vòng xuyến được ĐB Nguyễn Văn Cảnh trình bày tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 28.5. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Mô hình tổ chức giao thông tại vòng xuyến được ĐB Nguyễn Văn Cảnh trình bày tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 28.5. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Ông cũng nêu ví dụ tại vòng xoay ngã 6 Phù Đổng (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Thay vì để các phương tiện tự do chạy vào, chạy ra khỏi vòng xoay như nhiều vòng xoay khác, tại đây được lắp đặt 4 trụ tín hiệu đèn giao thông để điều tiết số lượng phương tiện vào vòng xoay; bên trong vòng xoay có kẻ 2 vạch dừng nhường đường để các phương tiện dừng lại nếu không thể thoát khỏi vòng xoay khi có tín hiệu ưu tiên cho các dòng xe đến từ hướng khác.

Như vậy, thay vì để hàng trăm phương tiện tự do di chuyển, bây giờ tất cả các phương tiện được chia làm 6 khối phương tiện; trung tâm điều khiển giao thông có thể dễ dàng điều khiển 6 khối phương tiện này thông qua tín hiệu đèn để không xảy ra quá tải trong vòng xoay, không tắc nghẽn giao thông từ bất kỳ hướng nào, giúp hạ tầng giao thông ở toàn bộ khu vực quanh vòng xoay được sử dụng hiệu quả.

Điều này đã giúp cho hàng chục nghìn phương tiện giao thông đi qua vòng xoay này mỗi ngày không bị tắc, mang lại lợi ích rất lớn về thời gian, sức khỏe, môi trường, năng lượng và hoạt động của quận trung tâm thành phố. Mô hình này có thể áp dụng tại vòng xoay Dân Chủ (quận 10, TP Hồ Chí Minh).

“Tôi nghĩ để giảm ùn tắc cho các đô thị đòi hỏi giải pháp tổng thể của hạ tầng, của phương tiện công cộng, tổ chức phân luồng hợp lý, tăng tỷ lệ đất cho giao thông. Đối với việc tìm kiếm ý tưởng và giải pháp giảm ùn tắc giao thông, trước mắt chỉ có thể áp dụng từng nút giao thông, từng khu vực cục bộ nhưng cũng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông cũng như phát triển KT-XH của địa phương”, ông Cảnh nói.

Với phân tích và ví dụ như trên, ĐB Cảnh đề nghị tại khoản 8, điều 1 sửa đổi khoản 1 Điều 21 “Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải”, cần bổ sung nội dung ngay sau điểm c là Bộ xây dựng có trách nhiệm “Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tìm kiếm ý tưởng và giải pháp giảm ùn, tắc giao thông”.

Tại khoản 17, điều 1 bổ sung khoản 6, Điều 41 quy định về “Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng sẽ bổ sung 1 nội dung: “Quỹ tài trợ cho cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước có ý tưởng và giải pháp giảm ùn, tắc giao thông khả thi, có thể triển khai tại nhiều địa phương, không trùng với các nhiệm vụ chi từ ngân sách nhà nước”.

Theo ĐB Cảnh, việc quy định cụ thể chỉ tài trợ cho cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước sẽ đảm bảo các khoản chi của quỹ liên quan đến giảm ùn, tắc giao thông sẽ không bị trùng lặp với dự án, đề tài của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, cũng tránh việc cá nhân, tổ chức trong cơ quan nhà nước giảm thời gian thực hiện công việc chính tại cơ quan để nghiên cứu các nhiệm vụ được chi từ quỹ này.

H.PHÚC - M.LÂM

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null