Không dễ để tiết kiệm 10% chi thường xuyên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, từ tháng 3-2011, UBND tỉnh Gia Lai đã tiến hành rà soát cắt giảm mạnh đầu tư công, tiết kiệm thêm 10% chi ngân sách thường xuyên trong 9 tháng còn lại của năm 2011 (ngoài 10% yêu cầu tiết kiệm ngay trong dự toán đầu năm) với khoảng 74,53 tỷ đồng, cũng như chú trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Yêu cầu  là phải chấp hành
Ông Nguyễn Tùng Khánh- Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Nhiệm vụ của ngành trong năm 2011 rất nặng nề khi phải thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3 ngàn tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán HĐND và UBND tỉnh giao. Để làm được việc này, ngành đã có nhiều giải pháp và kế hoạch thực hiện chặt chẽ, và kết quả thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm đạt 1.500 tỷ đồng là một cố gắng rất lớn. Cũng với nhiệm vụ thu ngân sách, tỉnh đã tích cực đôn đốc các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị xử lý số tiền tạm ứng ngân sách còn tồn đọng, thu hồi dứt điểm nợ tiền bán đấu giá gỗ, bán tài sản tịch thu, tiền sử dụng đất, thuế đất, tiền bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích, kết quả đã thu được 12,8 tỷ đồng. Ngành Thuế cũng đã tập trung rà soát xử lý trên 370 tỷ đồng nợ tồn đọng, chống thất thu và hạn chế nợ phát sinh.
CB, CNV cần lưu ý tiết kiệm điện trong sử dụng thiết bị văn phòng (ảnh minh họa)
CB, CNV cần lưu ý tiết kiệm điện trong sử dụng thiết bị văn phòng (ảnh minh họa)
Song song với nhiệm vụ tăng cường thu ngân sách nhà nước, cắt giảm đầu tư công, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán và đề xuất việc thực hiện chủ trương tạm dừng mua sắm ô tô, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng. Hiện đã tạm dừng trang bị mới 11 xe ô tô và thiết bị văn phòng với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước tỉnh cũng đã hướng dẫn các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách thực hiện quản lý tập trung tại ngân sách tỉnh số tiền tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Chủ động thực hiện chính sách an sinh xã hội, đến nay đã cấp 140 tỷ đồng cho Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, Hội Cựu chiến binh; miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân, hỗ trợ học nghề, nhà ở, bù giá điện cho hộ nghèo… Chuẩn bị nguồn kinh phí trên 162 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí học tập cho 337.833 học sinh sinh viên với số tiền 212 tỷ đồng; thống nhất số tiền 3,5 tỷ đồng hỗ trợ học sinh sinh viên cử tuyển. Ứng vốn mua hàng trợ cước, trợ giá phục vụ nhân dân trên 55,3 tỷ đồng, chủ động 5 tỷ đồng hỗ trợ giống cây trồng cho nông dân vùng bị hạn khôi phục sản xuất và hướng dẫn các địa phương mua gạo cứu đói cho dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Để việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên được thực hiện trên thực tế, mỗi cơ quan, đơn vị dự toán đã tự rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại nhiệm vụ chi đã được thông báo và động viên cán bộ, công nhân viên thực hiện, xác định số tiền tiết kiệm và giải pháp thực hiện. Hàng tháng, hàng quý công khai cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị, cơ quan biết.
Đối với các đơn vị được giao quyền tự chủ về kinh phí hoạt động theo Nghị định 130/2005/ NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu tiến hành rà soát và điều chỉnh lại quy chế chi tiêu nội bộ thông qua Hội nghị công nhân viên chức để đảm bảo thực hiện chi tiêu tiết kiệm trong chi thường xuyên.
Khó khăn khi phải “thắt lưng buộc bụng”
Các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước dĩ nhiên khi thực hiện chính sách tiết kiệm 10% chi thường xuyên là phải chấp hành nhưng trên thực tế đã nghe đâu đó tiếng kêu ca, than thở, nhất là đối với các hội, đoàn thể. Bởi vì những đơn vị này kinh phí hoạt động thường là hạn hẹp, không có nguồn thu gì thêm. Các chương trình, kế hoạch lại phải triển khai đến tận cơ sở nhưng có đặc điểm là thực hiện thông qua tuyên truyền, vận động, rất tốn kém mà hiệu quả mang lại thường không cao.
Theo ông Đặng Ngọc Khôi- Trưởng ban Kinh tế-Xã hội Hội Nông dân tỉnh, cộng 2 lần tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2011 này, Hội Nông dân tỉnh phải thực hiện với khoảng 200 triệu đồng. Đây thực sự là thách thức đối với Hội, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Đứng trước yêu cầu, Hội phải cắt giảm công tác phí, chỉ đi công tác khi thật cần thiết. Trước đây tổ chức giao ban 1 quý/lần thì nay là 6 tháng/lần. Giao ban cụm thi đua từ 2 lần/năm thì nay chỉ có 1 lần. Đặc biệt ngay cả một chương trình lớn của Trung ương là Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi dự định tổ chức vào tháng 8 cũng sẽ dừng lại theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Một số hội thi khác dĩ nhiên cũng sẽ không triển khai như: Tuyên truyền về pháp luật, môi trường…
Phần lớn các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách đang thực hiện thắt chặt chi tiêu hành chính nội bộ, như tiết kiệm tối đa xăng dầu đi lại. Đi công tác ngoài tỉnh phải theo quy định, không cho mượn xe, không sử dụng ô tô vào mục đích cá nhân và triệt để tiết kiệm xăng, mua sắm văn phòng phẩm trong dự toán chi năm 2011. Tất nhiên việc tiết kiệm điện, nước, điện thoại… cũng được quán triệt đến từng cán bộ, công nhân viên.
Tiết kiệm là tốt, là đức tính cần có của con người văn minh trong xã hội văn minh, nhất là với Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách nước nghèo để trở thành nước trung bình. Nhưng tiết kiệm khác với hà tiện, là cần chi tiêu nhưng lại không dám chi tiêu, trực tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất. Bài toán tiết kiệm chi tiêu nghe có lý nhưng tìm ra cái lý thuyết phục thật không dễ.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.