Không có nghề thấp kém

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại một hội thảo về học nghề mới đây, giám đốc một doanh nghiệp chuyên cung cấp người giúp việc cho biết khách hàng tìm đến doanh nghiệp rất đông nhưng công ty lại không có người lao động (NLĐ) để đáp ứng.

Ông cho biết NLĐ làm việc cho công ty không chỉ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc mà còn được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; thu nhập được đảm bảo từ 10-20 triệu đồng/tháng. NLĐ không có kỹ năng sẽ được công ty gửi đi học về cách chế biến món ăn, chế độ dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, cách cắm hoa, bài trí một bàn ăn, cách sử dụng các thiết bị gia đình hiện đại... Tuy nhiên, số NLĐ tham gia rất ít chỉ vì tâm lý e ngại "làm người giúp việc nhà".

Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết rất nhiều người đàn ông bỏ bê vợ con, ham mê rượu chè, cờ bạc, thất nghiệp không có thu nhập nhưng khi biết vợ đi làm người giúp việc nhà thì lại cấm cản. Có ông còn mạnh miệng tuyên bố: "Thà để vợ ở nhà chết đói chứ không được đi làm người giúp việc". Có lẽ 2 chữ "con ở", "con sen" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và họ cho rằng đây là một nghề thấp kém nhất trong xã hội. Nhưng thực tế, nghề giúp việc gia đình đang có nhu cầu lớn, mức lương khá nhưng vì tâm lý e ngại, nhiều người có khả năng lại không đi làm.


 

Thị trường lao động có nhu cầu rất lớn về nghề giúp việc gia đình
Thị trường lao động có nhu cầu rất lớn về nghề giúp việc gia đình



Nghề giúp việc gia đình đã cứu nhiều gia đình trong lúc khó khăn. Như vợ chồng bạn của tôi từ miền Trung vào, vợ làm công nhân may, chồng làm phụ hồ. Họ có 2 đứa con nhỏ và thuê nhà trọ sống. Cuộc sống khó khăn nhưng cũng đủ đắp đổi qua ngày hơn là ở quê không có việc làm, ruộng vườn không có. Nhưng rủi ro ập xuống, người chồng bị tai nạn lao động ở công trường, thủng ruột, phải nằm bệnh viện hơn 1 tháng. Sau khi xuất viện, với vết thương lớn ở bụng, anh cũng không thể nào trở lại công trường.

Không thể vừa chăm sóc chồng vừa đi là, vừa lo cho 2 con nhỏ, chị phải nghỉ việc. Và trong lúc đó, thấy nhu cầu giúp việc nhà cao, chị xin đi giúp việc theo giờ. Và không ít lần chị bị chủ nhà thử thách bằng cách "bỏ quên" tiền trên giường, "bỏ quên" đôi bông tai vàng trong nhà tắm... Những lần như thế, chị đều nhặt và gửi lại cho chủ. Vốn tính cẩn thận, sạch sẽ lại thật thà, chị được chủ nhà tin tưởng giao cả chìa khóa để đến nhà dọn dẹp khi họ đi làm.

Từ nhà này, chị được chủ giới thiệu sang làm cho nhà khác. Có thời gian chị giúp việc cho 5 gia đình, thu nhập mỗi tháng cũng hơn chục triệu đồng. Nghề giúp việc gia đình đã "cứu" cả nhà chị qua cơn khó khăn. Và sau khi chồng khỏe mạnh trở lại, chị vẫn làm nghề này vì thấy có thể thuận tiện đưa đón, chăm sóc cho 2 con nhỏ và quan trọng hơn là có mức thu nhập khá.

"Không có nghề thấp kém, chỉ có con người làm chuyện thấp kém. Nghề giúp việc nhà hiện nay đã được pháp luật thừa nhận và Bộ Luật Lao động có hẳn những điều khoản quy định riêng cho loại hình lao động này. Vấn đề là phải giúp NLĐ nhận thức được điều này cũng như trang bị cho họ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và hiểu biết pháp luật để làm việc và tự bảo vệ mình"-ông Trần Anh Tuấn đúc kết.

Ngân Hà (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.