Khởi tố hình sự vụ đấu thầu thuốc tại Đắk Lắk:Quan chức,người dân nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi lãnh đạo và đại diện các cơ quan chức năng rất dè dặt về phát ngôn, Sở Y tế Đắk Lắk (SYT) gửi ngay văn bản bao biện, thì nhiều người dân, đặc biệt là các cán bộ lão thành rất đồng tình khi biết tin vụ đấu thầu thuốc đã được khởi tố.
 
Bác Phùng nhiệt tình cổ vũ phóng viên Ảnh: Phương Trần
Cho tái bổ nhiệm vì không đủ thông tin
Việc cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk thống nhất khởi tố vụ án hình sự về các dấu hiệu sai phạm xảy ra trong đợt đấu thầu thuốc chữa bệnh năm 2014-2015 tại SYT đã khiến dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. 
Đặc biệt, vì gần 4 năm qua, hàng chục báo đài đã vào cuộc phản ánh nhiều dấu hiệu sai phạm của lãnh đạo SYT. Văn phòng Chính phủ 2 lần ra văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng, gia hạn thời hạn điều tra, xử lý, báo cáo nhưng quá hạn rất lâu rồi vụ việc vẫn chưa xử lý xong, khiến công chúng nghi ngờ lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk bao che tiêu cực. 
 Ngày 1/3, nhiều báo điện tử đăng tin vụ án đấu thầu thuốc tại SYT đã được khởi tố hình sự, nhưng tới ngày 4/3 bản Thông báo số 2885 do Bí thư Tỉnh ủy ký ngày 28/2 về việc thống nhất bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc SYT cho ông Doãn Hữu Long mới theo đường bưu điện đến các cơ quan. Chiều 5/3, PV Tiền Phong điện thoại hỏi ông Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy về việc lãnh đạo tỉnh sẽ xử lý vụ này thế nào. Ông Êban Y Phu, cho biết: Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất giao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ làm việc với lãnh đạo SYT. Báo Tiền Phong cứ liên hệ với người phát ngôn là Chánh văn phòng Tỉnh ủy.
Ông Bạch Văn Mạnh - Chánh văn phòng Tỉnh ủy, chiều ngày 6/3, sau khi trao đổi kỹ với các bên liên quan đã hồi đáp PV Tiền Phong, rằng ông đã đọc kỹ bài báo Tiền Phong về việc thay đổi nhân sự lãnh đạo SYT. “Các chi tiết và nội dung trong bài đều rất chuẩn, đúng tinh thần Thường trực đã chỉ đạo triển khai. Thường trực ra Thông báo số 2885 đồng ý cho giám đốc SYT được tái bổ nhiệm vì chưa đủ thông tin, không biết cơ quan điều tra sắp khởi tố vụ án. Còn bây giờ đã chỉ định Phó Giám đốc SYT tạm quyền, phần việc tiếp theo do Ban cán sự UBND tỉnh giải quyết theo đúng các nguyên tắc về công tác cán bộ” -  ông Mạnh nói.  
Là người phát ngôn của UBND tỉnh, ông Bùi Hồng Quý, Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, các quyết định liên quan sẽ do ông Miên Klơng, Giám đốc Sở Nội vụ trực tiếp tham mưu. Chiều ngày 7/3, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Miên Klơng khẳng định khi có văn bản chính thức từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy gửi qua, Sở Nội vụ mới làm tờ trình để UBND tỉnh ra quyết định chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Thành, Phó Giám đốc SYT vào vị trí phụ trách, đủ thẩm quyền điều hành công việc. 
“Giám đốc nhờ ký, thì ký thôi!” 
 Ngay trong chiều ngày 5/3/2019, báo Tiền Phong nhận được bản báo cáo số 84/BC-SYT (BC84) dài 7 trang, trong đó có 2 trang nội dung và 2 bản phụ lục “Về việc làm rõ các nội dung liên quan đến 7 mặt hàng thuộc kết quả lựa chọn nhà thầu năm 2014-2015 của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk”. Báo cáo do Phó Giám đốc SYT Nguyễn Văn Hùng ký gồm 3 phần giải trình về: Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Quá trình lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuốc năm 2014-2015 tại SYT; Xác định nhóm tiêu chí kỹ thuật nhóm 2 đối với 7 mặt hàng. 
Đọc kỹ BC84, không khó để thấy ngoài chi tiết mà SYT phải thừa nhận trong năm 2017, SYT đã phải thống nhất với nhà thầu liên danh Hoàng Vũ-Pymerphaco 2 lần nộp vào kho bạc Nhà nước khoản tiền chênh lệch 7 mặt hàng thuốc tổng cộng 2,86 tỷ đồng như báo Tiền Phong đã nhiều lần phản ánh, còn nhiều câu chữ khác chưa thấy có sự thuyết phục. BC84 cho rằng, việc xếp sai nhóm thuốc chỉ do “lỗi nhận định”, và “SYT đã chủ động làm việc ngay với nhà thầu để khắc phục trước khi có các kết quả giám định của các cơ quan chức năng”. 
Từ ngày 31/8/2017, báo Tiền Phong đã đăng bài “Đắk Lắk: Bộ Y tế “ngâm”, Công an-Kiểm sát tỉnh “mách” Thủ tướng”, phản ánh Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk cùng Viện KSND tỉnh Đắk Lắk đã ký báo cáo (BC) số 566 gửi Thủ tướng về việc “Bộ Y tế chậm giám định gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng”. BC 566 ghi rõ từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2017, Cơ quan điều tra tỉnh Đắk Lắk đã 4 lần gửi quyết định trưng cầu tới Bộ Y tế mà Bộ vẫn chưa tiến hành giám định, gây khó cho việc điều tra. Nếu không có sự vào cuộc của cơ quan điều tra và báo chí, thì SYT có “chủ động” trả lại tiền tỷ cho Nhà nước không? 
Tiền Phong hỏi bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, người ký BC84 về các vấn đề liên quan, ông đều trả lời không biết vì mới nhận chức Phó Giám đốc SYT chưa lâu. “Lần trước ông đã 1 lần thay mặt giám đốc sở ký văn bản cho rằng báo Tiền Phong đăng bài phản ánh Bệnh viện Đa khoa Vùng kém cả thiết kế lẫn xây dựng là “sai sự thật”, Tiền Phong đã chứng minh văn bản đó không đúng. Nay ông lại ký văn bản này dù các vấn đề liên quan ông đều không biết, vì sao?”. Trước câu hỏi này, ông Hùng trả lời: “Do Giám đốc Sở nhờ ký, thì mình ký. Từ nay mình sẽ rút kinh nghiệm không ký thay những văn bản như thế nữa”!
“Đã khởi tố thì phải tìm ra thủ phạm”
 Một trong những bạn đọc đầu tiên thể hiện sự đồng tình khi biết tin vụ đấu thầu thuốc đã được khởi tố, là ông Nguyễn An Vinh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (1994-2001). Ông An Vinh từng nhiều lần băn khoăn khi thấy báo chí mấy năm qua liên tục phản ảnh sai phạm của giám đốc SYT mà lãnh đạo tỉnh này vẫn không có ý kiến gì.
 “Tôi đã đọc hết các bài đăng trên báo Tiền Phong. Mãi tới bây giờ mới khởi tố thì cũng chậm. Nhưng nếu chậm mà chắc thì cũng tốt. Đã khởi tố vụ án rồi, thì phải tìm ra tội phạm. Đã phát hiện sai thì phải trị tới nơi, tới chốn. Không khí chống tham nhũng mạnh mẽ hiện nay khiến dân chúng vui và tin lắm”- ông An Vinh chia sẻ.  
Ông Nguyễn Ngọc Phùng, nguyên Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk sáng ngày 6/3 đi bộ từ nhà đến Văn phòng Ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên. Ông nói: “Tôi năm nay 82 tuổi, 58 tuổi Đảng. Tôi rất ủng hộ báo Tiền Phong kiên trì đấu tranh chống tham nhũng y tế. Tôi mong cơ quan chức năng chỉ đạo xử lý vụ việc đến nơi đến chốn”.            
Hoàng Thiên Nga (TP)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null