Khởi sắc ở xã ven đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Biển Hồ là một xã thuần nông, với 5/10 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã chưa có quy hoạch phát triển vùng trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất bền vững. Để hướng đến xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xã Biển Hồ được tỉnh chọn là xã thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới.

Ảnh: Hồng Sơn
Ảnh: Hồng Sơn

Ngay từ năm 2011, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực hiện chương trình được lên kế hoạch chi tiết. Đảng ủy xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, UBND xã thành lập Ban Quản lý, Ban Giám sát, tổ khảo sát, tổ giúp việc, Ban phát triển ở 10 thôn, làng. Xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, từng ban phụ trách các thôn, làng. Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được tập trung đẩy mạnh với nhiều nét mới trong phương thức tiếp cận, truyền tải đến đối tượng tiếp nhận. Tất cả đều bàn bạc dân chủ, thống nhất lấy ý kiến nhân dân theo tinh thần: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng”. Điển hình như: làm các bản tin tuyên truyền treo tại khu vực trung tâm của 10 thôn, làng, công khai bản đồ quy hoạch nông thôn mới cho nhân dân trên toàn xã biết… Từ đó đã nhận được sự đồng thuận nhân dân và nhân dân trên địa bàn xã tích cực tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Lệ (thôn Đồng Bằng) cho hay: “Sau khi nhận thức đầy đủ chủ chương của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tôi đã chặt bỏ 100 cây cà phê đang trong thời kỳ thu hoạch với tổng diện tích khoảng 200 m2 để hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Từ khi xã đạt xã nông thôn mới, đời sống gia đình tôi và bà con từng bước đi lên. Đường thông hè thoáng giúp bà con phát triển kinh tế và các dịch vụ khác. Con em của xã có điều kiện học tập tốt hơn nhờ việc đầu tư, xây dựng, củng cố các trường học, công tác đấu tranh, xử lý tin báo tội phạm kịp thời... góp phần đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn”. Bà Vũ Thị Hồng Chinh-Phó Bí thư chi bộ thôn Đồng Bằng chia sẻ: “Người dân trên địa bàn đồng thuận với chủ chương xây dựng nông thôn mới. Mỗi hộ đã đóng góp 750 ngàn đồng và 2 ngày công để xây dựng đường giao thông nông thôn. Các hộ giúp nhau làm kinh tế, góp phần xóa hộ nghèo. Các gia đình tích cực giáo dục con cháu chấp hành pháp luật, cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thôn”.

Nhờ huy động được nhiều nguồn lực nên đến cuối năm 2013 xã Biển Hồ đã đạt 19/19 tiêu chí và đến nay tiếp tục giữ vững và kiện toàn 19 tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.

Phó Chủ tịch UBND xã Biển Hồ-Đặng Thị Bích Ngọc cho biết: “Hiện nay, xã vẫn tiếp tục củng cố, xây dựng để các tiêu chí được đảm bảo, giữ vững. Để thực hiện tốt việc này, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền cho cả cán bộ và các tầng lớp nhân dân hiểu đúng xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tiếp tục chú trọng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi đưa kinh tế nông thôn của địa phương ngày một tăng trưởng vững mạnh”.

Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null