Khởi nghiệp với mật thốt nốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với ước mơ nâng tầm đặc sản quê hương cùng khát khao chinh phục thị trường thế giới, Châu Ngọc Dịu (ảnh - ở H.Tri Tôn, tỉnh An Giang) cùng những người bạn khởi nghiệp với dự án mật thốt nốt.
 
Ảnh: Lê Thanh
Ảnh: Lê Thanh
Theo Dịu, mật thốt nốt sệt là đặc sản nổi tiếng của vùng Bảy Núi, An Giang với hương vị thơm ngon đặc trưng và có vị ngọt thanh dễ chịu. Kế thừa và phát huy phương thức truyền thống, sản phẩm mật thốt nốt không chỉ được làm ra bởi những hộ gia đình có tay nghề cao, với phương thức sản xuất hoàn toàn tự nhiên, không pha trộn, đảm bảo chặt chẽ quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dịu cho hay, ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, chất lượng sản phẩm luôn được cả nhóm đặt lên hàng đầu. “Chúng tôi xét nghiệm mẫu thử để đảm bảo hóa chất phụ gia không được sử dụng cũng như không tồn dư kim loại nặng. Chúng tôi lắng nghe đóng góp khách hàng và đồng hành cùng thợ nấu mật để không chỉ đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm”, Dịu chia sẻ.
Với ước mơ không chỉ chinh phục thị trường trong nước mà còn mang sản phẩm mật thốt nốt với thương hiệu Việt Nam đi xa hơn, đến với những thị trường lớn đầy tiềm năng, nên bên cạnh việc tập trung cho chất lượng và phát triển sản phẩm, thì mẫu mã và bao bì sản phẩm cũng là điều mà đội ngũ chú trọng ngay từ những ngày đầu.
Nói về dự định sắp tới, Dịu cho biết sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để ngày càng hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, mở rộng kênh phân phối ra các tỉnh thành khác cũng như hệ thống siêu thị lớn như: Aeon, Lottemart, Emart...
Trải qua hơn 3 năm hoạt động, mật thốt nốt của công ty Dịu đã được phân phối trên 14 tỉnh thành với hơn 44 điểm bán trên cả nước. Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2021 sau khi sản xuất ổn định dòng sản phẩm mật thốt nốt bột sẽ kêu gọi đầu tư, pha loãng cổ phần để đổi lấy sự hỗ trợ về kênh phân phối và truyền thông.
Mới đây, mật thốt nốt của công ty Dịu vinh dự là 2 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu duy nhất của H.Tri Tôn trong năm 2020 cũng như được tỉnh An Giang đề xuất tham gia sản phẩm OCOP quốc gia trong năm nay. OCOP là mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product).
Theo Lê Thanh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.