Khởi nghiệp từ sản phẩm dinh dưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, chị Lưu Thị Thoa (làng Doăch, xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã chế biến nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bước đầu, các sản phẩm nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Năm 2018, sau khi lập gia đình, chị Lưu Thị Thoa (SN 1987) theo chồng về Chư Prông lập nghiệp. Chị cho hay: “Ở đây, có nhiều nông sản khi thu hoạch xong người dân chỉ biết bán thô hoặc chỉ để tiêu dùng trong gia đình như các loại đậu, các loại hạt. Tôi mua về để rang xay thành ngũ cốc cho cả nhà uống, rồi tặng mọi người dùng thử. Ai uống xong cũng khen ngon và khuyên tôi làm nhiều để bán kết hợp với các loại đặc sản khác cho phong phú. Để phục vụ cho công việc này, tôi đầu tư máy rang xay, máy sấy, bao bì, nhãn mác”.

 Chị Lưu Thị Thoa bên sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng. Ảnh: Vũ Thảo
Chị Lưu Thị Thoa bên sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng. Ảnh: Vũ Thảo


Để có được những mẻ ngũ cốc đạt chất lượng, đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, chị Thoa đã kết hợp 13 loại nguyên liệu gồm đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ Hà Lan, đậu trắng Hà Han, đậu ngự, đậu cúc, đậu nành kết hợp với hạt dinh dưỡng mắc ca, óc chó, sa chi, điều.

Chị Thoa cho biết, các loại đậu và hạt đều là nguyên liệu sẵn có tại địa phương, được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, hoàn toàn thuận tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong quy trình chế biến, ngũ cốc nếu được pha trộn tỷ lệ lớn các loại hạt cao cấp sẽ tạo ra sản phẩm có mùi vị thơm ngon. Do đó, giá bán ra tương đối cao (220 ngàn đồng/kg) nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận.

Chị Trương Thị Xuyến (thôn 4, xã Ia Vê) cho hay: Hơn 1 năm nay, gia đình chị đã sử dụng thường xuyên bột ngũ cốc do chị Thoa chế biến. Theo chị Xuyến, người già, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai đều dùng rất tốt.

“Vì là sản phẩm mới nên sản lượng chưa nhiều và còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách. Vì vậy, tôi dành nhiều thời gian vào việc tìm tòi phương pháp chế biến các sản phẩm nông nghiệp từ nguồn nguyên liệu sẵn có khác như hà thủ ô, chuối hột rừng sấy khô, chuối sấy dẻo, hoa đu đủ sấy khô, bí đao sấy khô, cà phê rang xay…”-chị Thoa nói.

Cũng theo chị Thoa, mới bước chân vào con đường khởi nghiệp nên mọi thứ vẫn còn rất mới mẻ. Sản phẩm làm ra chưa được hoàn thiện về bao bì, mẫu mã, nhãn mác, các thủ tục pháp lý, vấn đề mở rộng tiêu thụ cũng là cái khó với một sản phẩm mới. Hiện nay, chị tiêu thụ hàng qua kênh online và tập trung ở sản phẩm bột ngũ cốc (với sản lượng khoảng 80-100 kg/tháng) và cà phê rang xay khoảng 100 kg/tháng, còn các sản phẩm khác khoảng vài chục kg/tháng. Chị Thoa ước tính, các sản phẩm chế biến của mình sau khi trừ hết chi phí sản xuất, còn lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Nói về định hướng phát triển sản phẩm, chị Thoa cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện bao bì, nhãn mác, chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, chị đã tính đến việc sẽ hợp tác với các hộ dân trong vùng để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng và lâu dài.

Ông Nguyễn Xuân Phùng-Chủ tịch UBND xã Ia Vê-nhận xét: “Dù mới tham gia hoạt động chế biến, nhưng các sản phẩm dinh dưỡng của chị Lưu Thị Thoa được đánh giá cao, nhất là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình chế biến đã sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, đảm bảo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nên kiểm soát được chất lượng đầu vào. Nhận thấy các sản phẩm rất có tiềm năng để phát triển, xã đã vận động chị Thoa đầu tư máy móc, thiết bị vào công đoạn chế biến để cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn nữa. Thời gian tới, xã sẽ hỗ trợ chị Thoa nâng cấp sản phẩm để tham gia Chương trình OCOP vào năm 2021”.

 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.