Khơi dậy lòng yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam nói chung, biển, đảo nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; trong đó, ngư dân đóng vai trò rất quan trọng.

Vì ngư dân Việt Nam cũng như các tầng lớp nhân dân khác, vốn có tinh thần hăng say lao động, yêu nước nồng nàn. Với mỗi ngư dân, tàu là nhà, biển là quê hương; ra khơi không chỉ để mưu sinh, mà còn thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta đều biết, hiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở biển Đông vẫn còn phức tạp, khó lường. Song, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, ngư dân vẫn kiên cường bám biển, mưu sinh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Nhiều năm qua, các cơ quan và người dân TP HCM luôn có các hoạt động hướng về biển, đảo, giúp đỡ ngư dân. Đơn cử như Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM có Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" với số tiền hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Và trong 8 tháng đầu năm 2022, TP HCM đã tổ chức chương trình "Nghĩa tình biên cương", công trình "Nước ngọt vùng biên", tổ chức nhiều đoàn đại biểu đi thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1... Trong các hoạt động đó, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" của Báo Người Lao Động là một chương trình có ý tưởng sáng tạo, có quy mô và ý nghĩa lớn, gây được tiếng vang lớn trên toàn quốc.

Được biết, từ tháng 6-2019, Ban Biên tập Báo Người Lao Động phát động chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", ngay từ đầu đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành của nhiều ngành chức năng, đơn vị quân đội, doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, chương trình cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành ủy, UBND TP HCM. Chương trình đã được triển khai rộng rãi đến với ngư dân tại 28 tỉnh, thành có biển để tặng cờ Tổ quốc, túi thuốc y tế, học bổng cho con em ngư dân gặp khó khăn, hỗ trợ các gia đình ngư dân gặp rủi ro trong khai thác, đánh bắt trên biển. Đồng thời, chương trình đã mở rộng với các hợp phần "Cờ Tổ quốc biên cương", tặng cờ cho chiến sĩ và đồng bào 20 tỉnh có đường biên giới; hợp phần "Đường cờ Tổ quốc" tặng cờ để xây dựng đường cờ ở nhiều địa điểm có ý nghĩa lịch sử - văn hóa trên 12 tỉnh, thành. Sau hơn 3 năm, trong đó có 2 năm gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng chương trình đã trao tặng hơn 1.250.000 lá cờ Tổ quốc và món quà có ý nghĩa cho ngư dân các tỉnh có biển, người dân trên cả nước nói chung.

Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" vượt mốc chỉ tiêu giai đoạn đầu là một nỗ lực lớn rất đáng tự hào của Báo Người Lao Động. Hơn nữa, đây không chỉ đơn thuần là những kết quả vật chất, mà quan trọng hơn chương trình đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của bà con ngư dân nói riêng, người dân cả nước nói chung.

Tôi tin tưởng rằng trong giai đoạn tới, chương trình sẽ tiếp tục tìm những nội dung và hình thức mới, những cách làm thiết thực hơn nữa. Qua đó, tạo thêm nguồn động lực, niềm tự hào để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, cũng như tạo ra sự gắn bó, kết nối trong toàn xã hội nhằm chung tay bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

 

PHAN NGUYỄN NHƯ KHUÊ
(Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM)


(Dẫn nguồn NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.