Không mang nặng đẻ đau, không quen biết, nhưng bằng lòng yêu thương, các y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tại các khoa sơ sinh của hàng chục bệnh viện trên địa bàn TPHCM đã dang rộng bàn tay nhân ái cưu mang hàng trăm trẻ sinh thiếu tháng, sinh ngoài ý muốn, dị tật… bị cha mẹ ruột, người thân chối bỏ.
Họ chăm sóc, nuôi dưỡng các bé khỏe mạnh trước khi về với trung tâm, mái ấm dành cho trẻ mồ côi, khuyết tật trên địa bàn thành phố. Những bé chưa có tên sẽ được đặt theo tên mẹ để sau này dễ dàng tìm kiếm hồ sơ. Bé nào không có tên mẹ sẽ được đặt tên theo ý nghĩa, mong muốn và sự nguyện cầu, như Bình An, Hạnh Phúc, Thành Đạt…
Báo SGGP ghi nhận “khoảng trời bình yên” tại Bệnh viện Hùng Vương (quận 5) và Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (huyện Bình Chánh).
Tắm cho trẻ sơ sinh
Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM Nguyễn Thị Lệ Huyền tâm sự: “Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân, mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm… khó hơn chăm sóc trẻ bình thường gấp bội”
Các điều dưỡng Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, chăm sóc các bé từng miếng ăn, giấc ngủ
Bác sĩ CKI Trần Bích Liên, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (giữa), cùng đồng nghiệp cho các bé tắm nắng
Các bé khỏe mạnh trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng của các y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý
Tiếp sức đội ngũ y, bác sĩ cùng chăm sóc các bé còn có tình nguyện viên, sinh viên y khoa. Nguyễn Trần Khen, sinh viên năm 4, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: “Sự trong sáng, ngây thơ của các bé là nguồn động lực để chúng tôi thêm yêu nghề, yêu trẻ”
Mỗi năm, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tiếp nhận hàng ngàn trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm, trong đó có những trẻ bị bỏ rơi ngay khi mới lọt lòng mẹ
Nói về Quảng Trị, sức chịu đựng, nghị lực phi thường của con người ở mảnh đất này thực sự gây kinh ngạc. Tuy nhiên, một phẩm chất đáng nể khác của họ chính là sự lạc quan, tìm ra những tích cực nhất trong gian khổ để không bao giờ thôi hy vọng…
Cụ Sắc, người khuyết tật bán vé số, nhân vật trong bài viết trên Báo Thanh Niên, đã rơi nước mắt khi nhận chiếc xe 3 bánh chạy điện ắc quy, kết hợp năng lượng mặt trời. Chiếc xe này do một học sinh tuổi teen chế tạo.
Không chỉ nổi danh vì dành trọn cả cuộc đời cho sân khấu cải lương và kịch nói, NSND Kim Cương còn là một nghệ sĩ tận tâm, khát khao mãnh liệt được sẻ chia và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Khi màn đêm bao trùm phố thị thì những phận đời vất vả mưu sinh bắt đầu họp chợ. Chợ cá 'âm phủ' hoạt động nhộn nhịp từ rạng sáng trước khi mặt trời ló dạng.
Nằm đối diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), giáo xứ Bắc Hà (ở 419 Lý Thái Tổ, P.9, Q.10) mỗi sớm thứ tư lại thoang thoảng hương thơm của những ổ bánh mì mới ra lò.
Dù chỉ còn 3% sức khỏe sau tai nạn, anh Nguyễn Ngọc Lâm không khuất phục số phận. Ngược lại, anh trở thành 'thầy giáo xe lăn', truyền cảm hứng sống và học tập cho hàng trăm trẻ em nghèo.
(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.
Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.
Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đằng sau mỗi chuyến tàu metro êm ái, an toàn là đội ngũ kỹ thuật viên bảo dưỡng, bảo trì. Họ như những 'bác sĩ' thầm lặng chăm sóc sức khỏe cho các đoàn tàu, kiểm tra, phát hiện và xử lý mọi sự cố kỹ thuật để đảm bảo tàu hoạt động trơn tru.
Trong cánh lái xe có những người rất hiền lành, nhân hậu. Họ quan tâm chăm lo cho hành khách như người thân trong gia đình và cả những phận người lạc lõng trong đêm vắng…
(GLO)- Dưới đây là hồi ức của nữ y tá Đặng Thị Lượng-nguyên thành viên Đội phẫu tiền phương Tỉnh đội Gia Lai-về một chuyến chuyển thương binh trong tháng 3-1975.
Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.
Rời nghề lái xe khách, anh Lê Hùng Dũng (34 tuổi) thử thách bản thân trong môi trường làm việc hoàn toàn mới mẻ, hiện đại. Với anh, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính là bước ngoặt lớn trong đời.
Phía sau những con tàu metro hiện đại được vận hành từ tháng 12.2024 tại TP.HCM là sự nỗ lực, kiên trì của những kỹ thuật viên lái tàu. Nghề lái tàu metro là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, tính kỷ luật và khả năng làm chủ công nghệ hiện đại.
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng với tôi, cuộc đời của những người phụ nữ tôi đã gặp trong thời chiến vẫn để lại những dấu ấn sâu đậm trong những năm tháng làm phóng viên chiến trường.
Có thể nói, việc đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết não tại Việt Nam đang từng bước có nhiều cải thiện, thế nhưng để phong trào này thực sự lan tỏa mạnh mẽ và bền vững đòi hỏi phải có sự quyết tâm và đồng lòng của toàn xã hội.
Không phải lái xe nào ôm vô lăng cũng là ông chủ. Đời lái xe thuê không mấy ai biết đến giao kèo hay thỏa thuận lao động. Câu chuyện chia tay có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi chủ xe và người lao động không tìm được tiếng nói chung…
Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu