Khoảng 4.000 cây thông non vừa bám rễ ở Đắk Nông lại bị triệt hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoảng 4.000 cây thông non ở huyện Đắk Glong ( Đắk Nông ) được các ngành chức năng tái sinh trong mùa mưa vừa qua đã bị nhổ bỏ, triệt hạ một cách không thương tiếc.
Khu vực huyện Đắk Glong phối hợp với các ngành chức năng trồng lại rừng thông trong năm 2022. Ảnh: Phan Tuấn

Khu vực huyện Đắk Glong phối hợp với các ngành chức năng trồng lại rừng thông trong năm 2022. Ảnh: Phan Tuấn

Trong năm 2022, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn đã tiến hành trồng mới 53,94ha rừng thông. Trong đó, có 21,7ha vừa được UBND huyện Đắk Glong cưỡng chế, giải tỏa.

Việc trồng khôi phục lại rừng thông ở đây nhằm tạo cảnh quan, trả lại màu xanh vốn có cho ven Quốc lộ 28 đoạn qua địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tình trạng người dân hủy hoại rừng ở khu vực này vẫn không thuyên giảm. Bằng chứng là trong năm 2023, tại những khu vực huyện Đắk Glong đã cưỡng chế xảy ra 6 vụ hủy hoại cây thông mới, gây thiệt hại khoảng 4.000 cây thông non.

Không riêng gì những vụ việc nêu trên, theo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn, từ năm 2020 đến nay, trên diện tích rừng thông do đơn vị quản lý xảy ra 21 vụ hủy hoại rừng thông.

Trong đó, có 3 vụ hủy hoại rừng thông được trồng từ năm 1982 với số lượng 68 cây. Còn lại 18 vụ việc là hủy hoại rừng thông mới trồng với số lượng 5.914 cây.

Đánh giá về việc phá rừng, thông tin từ UBND huyện Đắk Glong cho biết, các đối tượng hủy hoại rừng thì có những thủ đoạn tinh vi và có sự chuẩn bị từ trước. Mặt khác, khu vực rừng thông mới bị nhổ bỏ xung quanh có nhiều vườn rẫy của người dân nên chủ rừng gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ.

Ông Trần Nam Thuần - Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong - cho hay, hiện nay, UBND huyện Đắk Glong đã chỉ đạo cơ Công an huyện khẩn trương vào cuộc để điều tra, làm rõ và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

"Đối với những diện tích rừng thông vừa bị nhổ bỏ, UBND huyện sẽ chỉ đạo các phòng ban chức năng, địa phương, chủ rừng kiên quyết trồng lại rừng, tuyệt đối không để người dân tái lấn chiếm đất rừng" - ông Trần Nam Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.