Khi đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai tiết kiệm chi tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai tiến bộ nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Nhiều gia đình có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi, khi cần tái đầu tư mở rộng sản xuất. 
Lâu nay, dân làng cố gắng học tập tấm gương làm kinh tế của ông Rơ Châm Nhưl (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh). Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông vẫn siêng năng, sáng tạo trong lao động và chi tiêu tiết kiệm. Nhờ đó, ông làm được nhà ở khang trang, sở hữu gần 10 ha đất sản xuất, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt và phương tiện phục vụ sản xuất. Ông còn dành gần 500 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng. Ông vui vẻ cho biết: “Con cái trong nhà làm ăn giỏi giang, hiếu thảo, nhưng vợ chồng mình vẫn thích chủ động dự phòng tuổi già”. 
Cũng ở tuổi 70 nhưng bà Rơ Châm H’Plur là chủ hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai. Gia đình bà có 7 ha cà phê, hơn 5 sào lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm, gia đình thu nhập hơn 500 triệu đồng. Làm ăn khấm khá, thu nhập ổn định nên bà H’Plur có điều kiện đầu tư làm nhà kiên cố, tái đầu tư sản xuất kinh doanh, giúp đỡ bà con nghèo trong làng, có nguồn tiền dôi dư gửi tiết kiệm ngân hàng. Bà bộc bạch: “Mình đứng tên trong sổ tiết kiệm gửi tại Phòng Giao dịch Vietcombank Biển Hồ hơn 300 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng. Con mình đứng tên sổ tiết kiệm cũng gửi ngân hàng này hơn 200 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng. Gửi tiền vào ngân hàng đảm bảo an toàn không phải lo nghĩ gì nhiều”.
Bà Rơ Châm H’Plur (bìa trái) trò chuyện với bà con làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư
Bà Rơ Châm H’Plur (bìa trái) trò chuyện với bà con làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Cư
Nhiều người dân ở làng Bồ (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) khi được tuyên truyền, vận động cũng đã gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại. Bà Cao Thị Vân-Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ia Yok-cho hay: “Hiện nay, nhiều người dân ở làng Bồ có nguồn tích lũy bảo nhau gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy khoản tiền gửi giá trị không lớn, thường từ vài ba chục triệu đồng trở lên nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng trong đời sống bà con nơi đây. Riêng ông Rơ Châm Much gửi ngân hàng hơn 100 triệu đồng. Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chí thú làm ăn để thoát nghèo, chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng tiêu xài lãng phí, tuyệt đối không nghe lời đám cho vay nặng lãi dễ dẫn đến thiệt hại, rắc rối”. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Bình-Phó Giám đốc Vietcombank Gia Lai-thông tin: “Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng không chỉ sinh lời ổn định mà người gửi còn tự do rút tiền những khi cần thiết. Đồng bào dân tộc thiểu số rất thích phương thức giao dịch đảm bảo, thuận lợi này. Tuy họ mới tiếp cận với hình thức huy động này của ngân hàng nhưng đó là tín hiệu rất đáng mừng”.  
HOÀNG CƯ
 

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.