Kéo nhau lên nhà máy đường đòi nợ: Đã được trả một phần tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi hàng trăm người dân kéo nhau lên nhà máy để đòi nợ, Công ty CP Đường Kon Tum đã trả một phần tiền cho người dân.
Đến ngày 23-1, Công ty CP đường Kon Tum (xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã chi trả hết tiền nợ cho những người dân bán mía cho nhà máy trước ngày 9-1. 
Riêng những người dân bán mía cho nhà máy sau ngày 10-1 thì công ty đang tiếp tục trả cho các hộ có nhu cầu. 
 
Hàng trăm người dân kéo nhau lên nhà máy đòi nợ tiền bán và chở thuê mía
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, những ngày giáp Tết, rất nhiều người dân kéo tới Công ty đường Kon Tum đòi tiền bán mía và chở hàng thuê. 
Theo người dân, mặc dù đã bán mía từ tháng 11-2019 và chở hàng thuê từ lâu nhưng vẫn chưa được Công ty Cổ phần Đường Kon Tum thanh toán tiền. Để có tiền sắm Tết, hàng trăm người đã kéo lên trước cổng công ty đòi nợ. 
Theo ông Nguyễn Hữu Quảng, Phó Tổng giám đốc Công ty đường Kon Tum, do trong năm 2019, công ty đầu tư nâng cấp công suất từ 1.700 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày nên khó khăn về tài chính. 
Lãnh đạo công ty đã làm việc với ngân hàng để vay tiền trả cho những người bán mía, cũng như tiền vận chuyển mía. 
Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null