Kbang và Kông Chro tổng kết công tác năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Kbang và Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2023, triển khai các mặt công tác năm 2024.

Trong năm 2023, huyện Kbang đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 8,07%; thu nhập bình quân 45,49 triệu đồng/người/năm, đạt 101,09% kế hoạch. Ước đến 31-12, tổng thu ngân sách trên địa bàn là hơn 689 tỷ đồng, đạt 163,6% dự toán giao, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu ngân sách hơn 62,1 tỷ đồng, đạt 109% dự toán HĐND huyện giao, tăng 21,93% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được triển khai quyết liệt. Trong năm đã phát hiện 39 vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng (giảm 16 vụ so với 2022). Dự kiến đến cuối năm bình quân các tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn là 13 tiêu chí/xã.

Bên cạnh đó, vẫn còn có những hạn chế: Tình hình vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng. Đến ngày 30-10, phạm pháp hình sự xảy ra 19 vụ, tăng 6 vụ so với năm 2022; tai nạn giao thông xảy ra 9 vụ, tăng 2 vụ, tăng 4 người chết so với năm 2022. Chỉ tiêu làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới chưa đạt kế hoạch nguyên nhân là do tỷ lệ nghèo đa chiều tại các làng còn rất cao, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp so với quy định. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm, tuy nhiên việc triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần vẫn còn chậm, do chưa có hướng dẫn cụ thể, còn vướng mắc. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt theo kế hoạch...

Đối với nhiệm vụ 2024, UBND huyện Kbang xác định 5 nhóm giải pháp quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và năm 2024; chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước chủ động, linh hoạt; đẩy mạnh công tác thu ngân sách; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, bảo trợ xã hội, chế độ đối với người có công cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Quang cảnh hội nghị tại huyện Kông Chro. Ảnh: Thúy Ngọ

Quang cảnh hội nghị tại huyện Kông Chro. Ảnh: Thúy Ngọ

*Trong năm 2023, UBND huyện Kông Chro đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng, đúng trọng tâm, có nhiều đổi mới, sáng tạo, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể trên từng lĩnh vực. Năm 2023, có 20/21 chỉ tiêu chủ yếu đạt, vượt so với Nghị quyết HĐND huyện đã đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước đạt hơn 6.130 tỷ đồng, tăng 11,2 % so với năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trong đó nông lâm nghiệp-thủy sản chiếm 40,16%, công nghiệp-xây dựng chiếm 37,22%, dịch vụ chiếm 22,62%. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2023 đạt 43.299,84 ha. Toàn huyện có hơn 3.968 ha ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi được 140 ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho 4 sản phẩm OCOP của huyện. Trong năm 2023, huyện triển khai 2 dự án khoa học và công nghệ với tổng kinh phí là 984,795 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các vấn đề bức xúc xã hội được quan tâm giải quyết; thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng-chống các loại dịch bệnh. Công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trên địa bàn triển khai kịp thời. Công tác CCHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 vượt 18,2% so với Nghị quyết. Công tác giao quân năm 2023 đạt 100% chỉ tiêu giao; công tác diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ cấp xã năm 2023 hoàn thành đảm bảo Kế hoạch; thực hiện nghiêm các chế độ trực bảo vệ, trực sẵn sàng chiến đấu. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các loại tội phạm về trật tự xã hội, pháp luật về kinh tế, pháp luật về môi trường giảm so với cùng kỳ; tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế (giảm số vụ, số người chết).

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn trong năm 2023 và đề ra các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới với 20 chỉ tiêu chủ yếu cần tập trung thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.